Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực nghiệm pháp luật mà chủ thể pháp luật sẽ không được thực hiện các điều cấm, phải tuân thủ pháp luật mang tính bắt buộc. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Bàng sẽ cung cấp đến bạn đọc thông tin chi tiết để lý giải khái niệm tuân thủ pháp luật là gì và những đặc điểm của việc tuân thủ pháp luật.
Tuân thủ pháp luật là gì?
Hiện nay, vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào để giải đáp tuân thủ pháp luật là gì. Tuy nhiên, theo cơ sở lý luận thì việc tuân thủ pháp luật sẽ được hiểu như sau:
Khái niệm tuân thủ pháp luật là gì?
Tuân thủ pháp luật chính là thực hiện pháp luật, theo đó chủ thể pháp luật sẽ kiểm soát và kiềm chế hành vi của bản thân nhằm tránh vi phạm vào những quy định bị cấm theo pháp luật hiện hành. Hành vi của chủ thể sẽ được thể hiện ở dạng không hành động dù cho có cơ hội để thực hiện.
Ví dụ về tuân thủ pháp luật
Để có thể hiểu rõ hơn về tuân thủ pháp luật là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một số ví dụ như sau:
- Ví dụ 1: Pháp luật cấm nhân viên môi giới hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thì tuân thủ pháp luật sẽ là việc nhân viên làm việc tại Sở giao dịch hàng hóa không được phép thực hiện những hành động môi giới mua bán hàng hóa thông qua phương thức này.
- Ví dụ 2: Pháp luật nghiêm cấm hút thuốc, uống rượu bia trong trường học thì việc tuân thủ pháp luật sẽ là giáo viên, học sinh, sinh viên không được phép hút thuốc sử dụng các chất kích thích khi đến trường.
- Ví dụ 3: Pháp luật cấm hành vi đua xe, tổ chức đua xe trái phép thì việc tuân thủ pháp luật sẽ là việc người dân phải tuân thủ an toàn giao thông, không được phép đua xe, không tham gia tổ chức đua xe trái phép.
Những đặc điểm về tuân thủ pháp luật là gì?
Dưới đây là những đặc điểm chính thể hiện việc tuân thủ pháp luật:
- Tuân thủ pháp luật sẽ có tính chất thụ động, chủ thể pháp luật sẽ nhận thức được hành vi của bản thân, hiểu được quy định của pháp luật và không thực hiện các hành vi pháp luật không cho phép.
- Tuân thủ pháp luật chính là những quy định được áp dụng cho mọi chủ thể. Tất cả công dân trong cùng mối quan hệ với cộng đồng, xã hội hay nhà nước đều cần phải tuân thủ pháp luật như nhau.
- Tuân thủ pháp luật sẽ được thực hiện theo hình thức là quy phạm cấm đoán, bắt buộc chủ thể không được thực hiện các hành vi nhất định.
- Việc tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật bắt buộc.
Các hình thức thực hiện pháp luật khác tại Việt Nam
Việc tuân thủ pháp luật chỉ là một phần của hình thức thực hiện pháp luật. Các hình thức còn lại sẽ bao gồm sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật và áp dụng pháp luật.
Thi hành pháp luật
Thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật có tính chủ động, chủ thể pháp luật cần phải thực hiện một hành vi nhất định, tuân thủ theo quy định của pháp luật. Ví dụ, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế, nghĩa vụ quân sự,…
Sử dụng pháp luật
Sử dụng pháp luật là việc thực hiện pháp luật có tính trao quyền, có nghĩa là quy định của pháp luật về các quyền hạn của chủ thể pháp luật. Ví dụ như quyền phát ngôn, quyền du lịch, quyền đất đai,… Đối với sử dụng pháp luật, chủ thể có thể hành động hoặc không hành động quyền được pháp luật cho phép, tùy thuộc vào lựa chọn của chủ thể chứ không bị bắt buộc phải thực hiện.
Áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật là việc thực hiện pháp luật dành cho những cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền, dựa vào quy định pháp luật để xử lý các vấn đề cụ thể trong trách nhiệm của mình.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp luật
Để nâng cao hiệu quả tuân thủ pháp vặt thì phải phụ thuộc vào một số yếu tố như chất lượng của hệ thống pháp luật; ý thức kiểm soát hành vi của người dân; chế tài răn đe xử phạt đủ mạnh; tính hợp lý, chính quy của quá trình tổ chức.
Bên cạnh đó, những yếu tố về vật chất và tinh thần cũng sẽ ảnh hưởng đến khả năng tuân thủ pháp luật. Ví dụ, những người nghèo, đói khổ hay trong tình trạng thiên tai, lũ lụt thường rất khó để nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật.
Để cải thiện việc tuân thủ pháp luật từ phía người dân, cần thực hiện những giải pháp như sau:
- Xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường để pháp luật đi sâu và đời sống nhân dân. Thúc đẩy công tác nghiên cứu về khoa học pháp lý và xây dựng chiến lược phát triển pháp luật đi cùng chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
- Các cơ quan cần phải tuân thủ văn bản quy phạm pháp luật một trách nghiêm túc, triệt để, nâng cao tính hiệu quả của văn bản pháp luật.
- Nâng cao nhận thức về pháp luật của người dân thông qua chú trọng công tác giáo dục, bồi dưỡng pháp luật, phổ biến, hướng dẫn áp dụng pháp luật, tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý.
- Tăng cường ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân thông qua việc thực hiện công tác phổ biến pháp luật cho người dân một cách thường xuyên, kịp thời và có tính thuyết phục.
Thông qua bài viết trên, chúng tôi đã chia sẻ chi tiết đến bạn thông tin về tuân thủ pháp luật là gì. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp về việc tuân thủ pháp luật, hãy liên hệ đến Luật Đại Bàng để đội ngũ của chúng tôi tư vấn pháp luật và hỗ trợ sớm nhất.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam