Thủ Tục Thành Lập Hộ Kinh Doanh Cá Thể Chuẩn Nhất 

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức kinh doanh phù hợp với cá nhân hoặc hộ gia đình có quy mô nhỏ. Để hoạt động hợp pháp, người kinh doanh cần thực hiện thủ tục đăng ký theo đúng quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết trình tự và hồ sơ cần thiết khi thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Hộ kinh doanh cá thể là gì?

Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc các thành viên trong cùng một hộ gia đình đứng tên
Hộ kinh doanh cá thể do một cá nhân hoặc các thành viên trong cùng một hộ gia đình đứng tên

Hộ kinh doanh cá thể là hình thức do một cá nhân hoặc các thành viên trong cùng một hộ gia đình đứng tên đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động kinh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh do nhiều thành viên trong hộ gia đình cùng đăng ký thì phải ủy quyền cho một người trong số đó làm đại diện. Cá nhân đứng tên đăng ký hoặc người được ủy quyền làm đại diện sẽ được xác định là chủ hộ kinh doanh.

Điều kiện cần đáp ứng để thành lập hộ kinh doanh cá thể

Đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể
Đảm bảo đáp ứng đủ điều kiện để đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Căn cứ Khoản 1 Điều 82 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, theo luật doanh nghiệp, hộ kinh doanh sẽ được cấp “Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh” nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  1. Hoạt động kinh doanh không thuộc các ngành, nghề bị cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.
  2. Tên hộ kinh doanh bắt buộc phải tuân thủ quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể:
  • Tên hộ kinh doanh gồm hai phần: cụm từ “Hộ kinh doanh” và tên riêng. Tên riêng phải được viết bằng các chữ cái tiếng Việt, có thể sử dụng thêm các chữ cái F, J, Z, W, cùng với chữ số và ký hiệu nếu cần.
  • Không sử dụng từ ngữ hoặc ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
  • Không được sử dụng các từ như “doanh nghiệp” hoặc “công ty” trong tên hộ kinh doanh.
  • Tên riêng không được trùng với tên riêng của hộ kinh doanh khác đã đăng ký trong cùng một địa bàn cấp huyện.
  1. Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh phải đầy đủ, hợp lệ theo quy định.
  2. Đã nộp đủ lệ phí đăng ký theo quy định pháp luật.

Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau đây:

(1) Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh, theo mẫu quy định tại Phụ lục III-1 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT.

(2) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ của hộ kinh doanh, trong trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký, cần nộp thêm bản sao giấy tờ pháp lý của từng thành viên.

(3) Bản sao biên bản họp của những thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh (trường hợp hộ kinh doanh do nhiều thành viên trong hộ gia đình cùng đăng ký).

(4) Bản sao văn bản ủy quyền của những thành viên hộ gia đình cho một thành viên đại diện làm chủ hộ kinh doanh (áp dụng trong trường hợp nhiều thành viên cùng đăng ký và ủy quyền cho một người đại diện).

(5) Hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh: Phải được ký trực tiếp giữa chủ hộ kinh doanh và chủ nhà, không thông qua trung gian.

(6) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại địa điểm kinh doanh (bản sao y có công chứng).

(7) Bằng cấp, chứng chỉ hành nghề (bản sao y công chứng) đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật.

Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể chuẩn pháp lý

Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp
Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể là thủ tục bắt buộc đối với cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu hoạt động kinh doanh hợp pháp theo quy định của pháp luật. Sau đây là thủ tục đăng ký hộ kinh doanh mới nhất theo quy định pháp luật hiện hành.

Bước 1: Nộp hồ sơ

Cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đầy đủ theo quy định, bao gồm các giấy tờ cần thiết như đã nêu ở trên. Sau khi hoàn tất hồ sơ, người đăng ký có thể lựa chọn một trong hai hình thức nộp:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi dự kiến đặt trụ sở kinh doanh;
  • Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, tại Hệ thống thông tin đăng ký hộ kinh doanh;

Bước 2: Đợi xử lý hồ sơ

Khi nhận được hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ cấp Giấy biên nhận và tiến hành xem xét hồ sơ.

  • Nếu hồ sơ hợp lệ, Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh sẽ được cấp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận.
  • Nếu hồ sơ không hợp lệ, trong cùng thời hạn 03 ngày làm việc, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ gửi văn bản thông báo nêu rõ lý do từ chối và yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

Bước 3: Khiếu nại khi không nhận được kết quả

Trường hợp người đăng ký không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được bất kỳ thông báo nào về việc bổ sung, sửa đổi hồ sơ sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, thì có quyền thực hiện khiếu nại hoặc tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Bước 4: Thông báo danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký

Trong tuần làm việc đầu tiên của mỗi tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện có trách nhiệm gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký trong tháng trước đến các đơn vị liên quan, bao gồm:

  • Cơ quan thuế cùng cấp;
  • Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh;
  • Cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh;

Lưu ý khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể

Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cá thần cần rõ ràng, có đầy đủ giấy tờ
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh cá thần cần rõ ràng, có đầy đủ giấy tờ

Khi tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh cá thể, người đăng ký cần lưu ý một số vấn đề quan trọng sau đây để đảm bảo đúng quy định pháp luật và thuận lợi trong quá trình xét duyệt hồ sơ:

1. Địa điểm đăng ký kinh doanh

Địa điểm kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện các hoạt động sản xuất, dịch vụ, buôn bán. Mặc dù hộ kinh doanh có thể hoạt động tại nhiều địa điểm khác nhau, tuy nhiên chỉ được đăng ký một địa điểm cụ thể làm trụ sở chính. Địa điểm này cần rõ ràng, hợp pháp và không nằm trong khu vực cấm hoạt động kinh doanh theo quy định pháp luật.

2. Vốn điều lệ

Pháp luật hiện hành không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa đối với hộ kinh doanh. Do đó, cá nhân đăng ký có thể tự xác định số vốn căn cứ vào khả năng tài chính và quy mô hoạt động. Tuy nhiên, cần kê khai trung thực vì chủ hộ sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hoạt động kinh doanh.

3. Số lượng lao động

Theo như quy định trước đây thì hộ kinh doanh cá thể chỉ được sử dụng tối đa 9 lao động. Tuy nhiên, từ khi Nghị định 01/2021/NĐ-CP có hiệu lực, quy định này đã được bãi bỏ. Như vậy, không còn giới hạn số lượng lao động mà hộ kinh doanh có thể sử dụng, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô kinh doanh.

Đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể là bước khởi đầu quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh của bạn diễn ra hợp pháp, minh bạch và đúng quy định pháp luật hiện hành. Luật Đại Bàng với đội ngũ chuyên gia/luật sư dày dặn kinh nghiệm sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ đăng ký hộ kinh doanh cá thể từ chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ cho đến nhận giấy chứng nhận.