Quê Quán Là Gì? Hướng Dẫn Ghi Quê Quán Trong Giấy Khai Sinh

Quê quán là gì? Đây là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến không ít người bối rối khi điền thông tin vào các loại giấy tờ như khai sinh, hộ khẩu, hay hồ sơ lý lịch cá nhân. Trong thực tế, quê quán là một yếu tố pháp lý quan trọng cần được xác định rõ ràng và thống nhất. Để tránh nhầm lẫn, Luật Đại Bàng đã tổng hợp các thông tin và quy định pháp luật về quê quán sau đây.

Quê quán là gì? Điểm khác biệt của nguyên quán

Không ít người vẫn nhầm lẫn giữa hai khái niệm quê quán và nguyên quán trong các giấy tờ hộ tịch, hộ khẩu hay hồ sơ cá nhân. Sau đây là điểm khác biệt giữa quê quán với nguyên quán.

Quê quán là gì?

Trong nhiều thủ tục hành chính, quê quán là thông tin bắt buộc phải khai báo. Tuy nhiên, không ít người vẫn đặt ra câu hỏi: Quê quán là gì? Ghi theo cha hay mẹ mới đúng?

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, quê quán là địa danh được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ, căn cứ theo thoả thuận giữa cha mẹ hoặc theo tập quán của từng địa phương. Đây là thông tin được ghi vào tờ khai khi làm giấy khai sinh, và sau này sẽ xuất hiện trong các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư, căn cước công dân, hộ chiếu…

Trên thực tế, phần lớn các địa phương tại Việt Nam vẫn giữ tập quán ghi quê quán theo cha. Tuy nhiên, pháp luật hiện hành cho phép linh hoạt. Nếu cha mẹ đồng thuận ghi theo mẹ, cơ quan hộ tịch vẫn chấp nhận, miễn là đảm bảo thống nhất khi kê khai và lưu trữ hồ sơ.

Quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ
Quê quán được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ

Nguyên quán

Trong khi đó, nguyên quán lại là thông tin mang tính “gốc gác” sâu xa hơn. Đây là nơi xuất thân của tổ tiên, thường được xác định theo nơi sinh của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Nếu không rõ gốc tích, nguyên quán có thể ghi theo nơi sinh của cha hoặc mẹ.

Khác với quê quán thông tin có thể linh hoạt thay đổi theo thỏa thuận thì nguyên quán mang tính truyền thống và lịch sử nhiều hơn. Trong các tài liệu quân sự, lý lịch cán bộ, hay hồ sơ đặc biệt, nguyên quán thường được sử dụng để xác định nguồn gốc gia đình qua nhiều thế hệ.

Nguyên quán là thông tin mang tính gốc gác sâu xa hơn
Nguyên quán là thông tin mang tính gốc gác sâu xa hơn

Quy tắc ghi quê quán trong giấy khai sinh 

Giấy khai sinh là văn bản hộ tịch đầu tiên của mỗi cá nhân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp khi đăng ký khai sinh. Văn bản này ghi nhận thời điểm một công dân được sinh ra đời, xác lập các thông tin cơ bản như họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, thông tin về cha mẹ, quốc tịch và quê quán.

Theo khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014, khái niệm quê quán là gì được xác định theo quê quán của cha hoặc mẹ, tùy theo sự thỏa thuận giữa hai bên hoặc theo tập quán tại từng địa phương.

Khi làm thủ tục đăng ký khai sinh thông thường, người kê khai sẽ điền thông tin quê quán dựa trên một trong ba cơ sở nêu trên. Việc này phải bảo đảm tính chính xác, thống nhất và phù hợp với hồ sơ nhân thân khác như hộ khẩu, CCCD hay giấy tờ học tập, công tác về sau.

Tuy nhiên không phải lúc nào việc ghi quê quán cũng thuận lợi. Trong các trường hợp đặc biệt như trẻ bị bỏ rơi hoặc không xác định được cha hoặc mẹ, việc xác lập thông tin quê quán sẽ căn cứ theo các hướng dẫn pháp lý cụ thể:

  • Trẻ em bị bỏ rơi: Nếu sau thời gian thông báo mà không tìm được cha mẹ, quê quán sẽ được xác định theo nơi phát hiện ra trẻ.
  • Không xác định được cha: Khi người mẹ đi đăng ký khai sinh cho con, quê quán sẽ được ghi theo quê quán của mẹ.
  • Không xác định được mẹ nhưng có cha đi nhận con: Lúc này, thông tin quê quán trên giấy khai sinh sẽ căn cứ theo quê quán của người cha.
Tuân thủ quy tắc ghi quê quán trong giấy khai sinh
Tuân thủ quy tắc ghi quê quán trong giấy khai sinh 

Cách xử lý khi ghi nhầm trong giấy khai sinh quê quán là gì?

Theo Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, giấy khai sinh chính là giấy tờ hộ tịch gốc. Tất cả các loại giấy tờ khác của cá nhân từ hộ khẩu, căn cước công dân, bằng cấp đến hồ sơ xin việc đều phải thống nhất với thông tin được ghi trong giấy khai sinh.

Cụ thể, mọi nội dung liên quan đến họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch, quan hệ cha mẹ – con và quê quán đều phải đồng bộ. Trường hợp có sự khác biệt giữa các hồ sơ này và giấy khai sinh, thì cơ quan có thẩm quyền phải chủ động điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ liên quan cho phù hợp.

Một trong những thắc mắc phổ biến nhất hiện nay là: Nếu ghi sai quê quán trong giấy khai sinh thì có được sửa hay không?

Khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nêu rõ: Việc cải chính hộ tịch, bao gồm cả thông tin về quê quán, chỉ được thực hiện khi có căn cứ xác định có sai sót trong quá trình ghi nhận. Những sai sót này có thể phát sinh từ lỗi kỹ thuật, lỗi của công chức hộ tịch hoặc từ phía người làm thủ tục khai sinh.

Do đó, nếu muốn thay đổi hoặc điều chỉnh quê quán đã ghi trên giấy khai sinh, người dân cần cung cấp bằng chứng cụ thể cho thấy thông tin hiện tại là không chính xác và được ghi sai do lỗi khách quan.

Cần cung cấp bằng chứng cụ thể khi cải chính hộ tịch
Cần cung cấp bằng chứng cụ thể khi cải chính hộ tịch

Hy vọng với những thông tin được Luật Đại Bàng chia sẻ, quý khách sẽ hiểu rõ quê quán là gì, cách xác định và ghi chép quê quán chính xác. Nếu cần hỗ trợ và tư vấn pháp luật toàn diện, hãy liên hệ với Luật Đại Bàng. Chúng tôi một trung tâm pháp lý uy tín với kho thư viện thông tin pháp luật cập nhật liên tục sẵn sàng đồng hành cùng bạn!