Pháp lý là một khái niệm thiết yếu trong hệ thống pháp luật. Vậy, pháp lý là gì? Trong bài viết này, Luật Đại Bàng sẽ giải thích rõ về khái niệm pháp lý và các nội dung cơ bản của Luật Trợ giúp pháp lý, một công cụ quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người yếu thế trong xã hội.
Pháp lý là gì?
Pháp lý là khái niệm bao hàm những yếu tố liên quan đến quy phạm pháp luật và các nguyên lý, giá trị đạo đức được pháp luật công nhận và bảo vệ. Đây là việc áp dụng các quy định pháp luật hiện hành và được dựa vào những cơ sở lý luận và nguyên tắc mà pháp luật xây dựng. Mọi lý lẽ, căn cứ pháp lý trong một vụ việc hay tình huống cụ thể đều phải được xác định và xây dựng trên nền tảng các quy phạm pháp luật đã được nhà nước ban hành và thừa nhận.
Những nội dung cơ bản quy định tại Luật trợ giúp pháp lý
Luật Trợ giúp pháp lý quy định các nguyên tắc và nội dung cơ bản nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho những người có hoàn cảnh khó khăn, bao gồm:
Phạm vi điều chỉnh
Phạm vi điều chỉnh của Luật trợ giúp pháp lý bao gồm các quy định về đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý, các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý. Quy định rõ ràng về hoạt động trợ giúp pháp lý, quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cơ quan, cá nhân liên quan trong việc tham gia và bảo đảm hoạt động trợ giúp pháp lý.
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động trợ giúp pháp lý cũng được Luật quy định cụ thể nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người có nhu cầu trợ giúp.
Người được trợ giúp pháp lý
Các đối tượng được trợ giúp pháp lý xác định dựa trên các tiêu chí cụ thể nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho những người gặp khó khăn về tài chính hoặc thuộc nhóm yếu thế trong xã hội, cụ thể như sau:
(1) Người có công lớn trong hoạt động cách mạng
(2) Người thuộc hộ nghèo
(3) Trẻ em
(4) Người dân tộc thiểu số sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
(5) Người đủ từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị buộc tội
(6) Người thuộc hộ cận nghèo bị buộc tội.
(7) Những người có hoàn cảnh khó khăn về tài chính trong các trường hợp sau:
- Người bị nhiễm chất độc màu da cam nghiêm trọng
- Người cao tuổi
- Người khuyết tật
- Người từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là nạn nhân trong vụ án hình sự
- Người là nạn nhân của các hành vi bạo lực gia đình
- Người là nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người
- Người nhiễm HIV
Quyền của người được nhận trợ giúp pháp lý
Người được trợ giúp pháp lý có những quyền lợi cơ bản nhằm đảm bảo sự công bằng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ trong suốt quá trình nhận trợ giúp như sau:
- Được miễn phí trợ giúp pháp lý, không phải trả tiền hay nhận lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác
- Có quyền tự mình hoặc thông qua người thân, cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý
- Được cung cấp đầy đủ thông tin về quyền lợi, quy trình và thủ tục trợ giúp pháp lý khi tiếp cận các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và các cơ quan nhà nước có liên quan
- Có quyền yêu cầu bảo mật thông tin liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý
- Được lựa chọn tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương từ danh sách được công bố và có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi gặp phải các tình huống quy định tại Điều 25 của Luật này
- Có quyền thay đổi hoặc rút yêu cầu trợ giúp pháp lý nếu cần.
- Được yêu cầu bồi thường thiệt hại theo các quy định của pháp luật.
- Có quyền khiếu nại, tố cáo về hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật và các quy định pháp lý có liên quan
Nghĩa vụ của người được nhận trợ giúp pháp lý
Bên cạnh các quyền lợi cơ bản thì người được trợ giúp pháp lý cũng phải đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ sau:
- Cung cấp các giấy tờ chứng minh mình là đối tượng được trợ giúp pháp lý
- Hợp tác và cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý và chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin, tài liệu, chứng cứ đó
- Tôn trọng tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý
- Không yêu cầu nhiều tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý về cùng một vụ việc đang được một tổ chức trợ giúp pháp lý giải quyết
- Tuân thủ pháp luật về trợ giúp pháp lý và nội quy của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý nơi mình đang nhận hỗ trợ.
Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động trợ giúp pháp lý
Các hành vi sau đây sẽ bị nghiêm cấm vì có thể ảnh hưởng đến tính công bằng và hiệu quả của hệ thống pháp lý:
(1) Đối với tổ chức thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý:
- Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý, không được phân biệt đối xử với họ
- Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ khoản tiền, lợi ích vật chất hay lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý, sách nhiễu người nhận trợ giúp pháp lý.
- Tiết lộ thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý hoặc thông tin cá nhân của người được trợ giúp pháp lý trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đó hoặc pháp luật có quy định khác
- Từ chối hoặc ngừng cung cấp trợ giúp pháp lý ngoại trừ các trường hợp đã được quy định tại Luật trợ giúp pháp lý và pháp luật về tố tụng
- Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi cá nhân, xâm phạm an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội hoặc làm ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội
- Xúi giục hoặc kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin sai sự thật hoặc thực hiện các hành vi khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện trái pháp luật.
(2) Đối với người được trợ giúp pháp lý, cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý:
- Xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm của người thực hiện trợ giúp pháp lý và uy tín của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
- Cố ý cung cấp thông tin, tài liệu sau sự thật liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý
- Đe dọa, cản trở hoặc can thiệp trái phép vào hoạt động trợ giúp pháp lý, gây rối, làm mất trật tự hoặc vi phạm nghiêm trọng trong nội quy tại các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý
Hiểu rõ pháp lý là gì và nội dung của Luật trợ giúp pháp lý giúp chúng ta nắm bắt được các quy định pháp luật và nhận thức rõ hơn về các quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm trong xã hội. Nếu bạn cần tư vấn về Luật trợ giúp pháp lý hay những bộ luật khác, thuế,… hãy liên hệ ngay với Luật Đại Bàng. Với kinh nghiệm thực tiễn và kiến thức chuyên môn, chúng tôi cam kết tư vấn pháp luật tối ưu và hiệu quả.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam