Nhượng quyền thương hiệu là một chiến lược kinh doanh kết hợp giữa hoạt động tiếp thị, phân phối và vận hành mô hình đã thành công. Trong đó, bên nhượng quyền sẽ cho phép cá nhân hoặc tổ chức khác sử dụng thương hiệu, mô hình kinh doanh và tài sản trí tuệ đã được đăng ký để khai thác kinh doanh. Để hiểu rõ hơn cùng Luật Đại Bàng làm rõ các quy trình này trong bài viết dưới đây!
Nhượng quyền thương hiệu hiểu như thế nào?
Nhượng quyền thương hiệu (Franchise) là một hình thức hợp tác kinh doanh, trong đó một cá nhân hoặc tổ chức được phép sử dụng thương hiệu, mô hình vận hành, sản phẩm hoặc dịch vụ của bên nhượng quyền để kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Đổi lại, bên nhận quyền phải tuân thủ các điều khoản, điều kiện được hai bên thống nhất trong hợp đồng nhượng quyền.
5 mô hình nhượng quyền thương hiệu nên biết
Nhượng quyền thương hiệu không chỉ là một mô hình kinh doanh hiệu quả mà còn rất đa dạng về hình thức. Cùng Luật Đại Bàng tìm hiểu 5 hình thức nhượng quyền thương hiệu phổ biến và những đặc điểm của từng loại:
Nhượng quyền công việc
Nhượng quyền theo dạng công việc là mô hình nhượng quyền có quy mô nhỏ, thường được triển khai ngay tại nhà và yêu cầu vốn đầu tư ban đầu không quá lớn. Hình thức này phù hợp với cá nhân muốn bắt đầu một công việc kinh doanh độc lập nhưng vẫn dựa trên nền tảng thương hiệu và quy trình có sẵn.
Để vận hành mô hình này, bên nhận quyền chỉ cần chuẩn bị những thiết bị cơ bản, một lượng hàng hóa tối thiểu cùng phương tiện di chuyển nếu công việc yêu cầu. Mô hình nhượng quyền công việc thường được áp dụng trong các lĩnh vực như: đại lý du lịch, xe cà phê lưu động, dịch vụ vệ sinh ống nước, môi giới bất động sản, chăm sóc trẻ em, tổ chức sự kiện nhỏ, giao hàng,…
Nhượng quyền sản phẩm
Nhượng quyền sản phẩm là hình thức nhượng quyền dựa trên mối quan hệ giữa nhà sản xuất (hoặc nhà cung cấp) và các đại lý phân phối. Trong mô hình này, bên nhận quyền được phép phân phối sản phẩm của bên nhượng quyền, đồng thời được sử dụng thương hiệu để phục vụ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, điểm khác biệt là bên nhận quyền không tiếp nhận toàn bộ hệ thống kinh doanh như ở mô hình nhượng quyền toàn diện.
Trong một số trường hợp, quyền nhượng không chỉ dừng lại ở khâu phân phối mà còn bao gồm một phần trong quy trình sản xuất sản phẩm. Các thương hiệu lớn như Coca-Cola hay Pepsi là những ví dụ điển hình cho mô hình này khi các đối tác được nhượng quyền cả việc đóng chai và phân phối sản phẩm tại khu vực nhất định.
Nhượng quyền mô hình kinh doanh
Ở hình thức này, bên nhận quyền không chỉ được sử dụng thương hiệu mà còn được bàn giao toàn bộ quy trình vận hành, từ quản lý, marketing đến đào tạo nhân sự. Bên nhượng quyền sẽ hướng dẫn chi tiết và hỗ trợ đối tác khởi động mô hình kinh doanh một cách bài bản.
Đây là hình thức nhượng quyền phổ biến nhất hiện nay, được ứng dụng trong hơn 70 ngành nghề khác nhau. Một số lĩnh vực tiêu biểu bao gồm: thức ăn nhanh, bán lẻ, nhà hàng, dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thể thao,…
Nhượng quyền đầu tư
Nhượng quyền đầu tư thường xuất hiện trong các dự án quy mô lớn, đòi hỏi vốn đầu tư như nhà hàng, khách sạn,… Bên nhận quyền sẽ bỏ vốn và trực tiếp tham gia vào hoạt động quản lý của doanh nghiệp hoặc bên nhượng quyền để đảm bảo vận hành hiệu quả. Khi đó, nhà đầu tư sẽ nhận được lợi tức từ số vốn ban đầu và dần hoàn vốn trong thời gian hoạt động.
Nhượng quyền chuyển đổi
Nhượng quyền chuyển đổi là hình thức biến các doanh nghiệp độc lập cùng lĩnh vực thành đối tác nhượng quyền. Bên nhận quyền sẽ sử dụng thương hiệu, chương trình tiếp thị, quảng cáo và dịch vụ đào tạo từ bên nhượng quyền.
Hình thức này giúp bên nhượng quyền mở rộng quy mô nhanh, tăng số lượng đơn vị và lợi nhuận. Các ngành thường áp dụng gồm môi giới bất động sản, dịch vụ chuyên nghiệp và dịch vụ gia đình.
Bên được nhượng quyền thương hiệu được lợi gì?
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chọn hình thức nhượng quyền vì không chỉ bên nhượng quyền mà bên nhận quyền cũng nhận được nhiều lợi ích rõ ràng. Ngoài sự hỗ trợ từ bên nhượng quyền, bên nhận quyền còn có những quyền lợi như sau:
- Tiếp cận thương hiệu uy tín: Bạn được hợp tác với một thương hiệu đã có tiếng và được khách hàng tin tưởng giúp tăng cơ hội bán hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
- Giảm rủi ro kinh doanh: Khi hợp tác với những bên nhượng quyền đáng tin cậy, bạn sẽ giảm nguy cơ thất bại so với việc tự mình bắt đầu kinh doanh từ đầu.
- Đơn giản hóa quy trình mua sắm: Bạn sẽ dễ dàng tiếp cận các nhà cung cấp chất lượng với giá cả hợp lý hơn nhờ mối quan hệ và quy mô của bên nhượng quyền.
- Hỗ trợ quảng cáo và tiếp thị: Bạn được hưởng lợi từ các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi do bên nhượng quyền tổ chức, dựa trên nghiên cứu thị trường và chiến lược phát triển.
- Đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí: Bên nhượng quyền sẽ đào tạo, hướng dẫn bạn các phương pháp kinh doanh hiệu quả giúp quản lý chi phí tốt hơn mà vẫn giữ được chất lượng dịch vụ.
Bên nhượng quyền nhận được gì?
Khi thực hiện nhượng quyền thì bên nhượng quyền cũng sẽ có nhiều quyền lợi và lợi nhuận đáng kể, cụ thể:
- Nhượng quyền giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn sang những vùng, địa điểm mới mà không phải đầu tư quá nhiều vốn, vì bên nhận quyền sẽ chịu một phần chi phí và quản lý tại chỗ.
- Bên nhượng quyền sẽ nhận được khoản tiền bản quyền định kỳ từ các bên nhận quyền, tạo nguồn thu nhập liên tục và bền vững.
- Quảng cáo và marketing từ các bên nhận quyền cũng góp phần gia tăng độ nhận diện thương hiệu giúp bên nhượng quyền mở rộng ảnh hưởng trên thị trường.
Rủi ro trong hình thức nhượng quyền thương hiệu
Nhượng quyền thương hiệu mang lại cơ hội nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro cho cả bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Bên nhận quyền phải đầu tư vốn lớn và trả phí bản quyền thường xuyên, thường tính theo phần trăm doanh thu, dao động từ 4.6% đến 12.5% tùy ngành.
Ngoài ra, còn có nguy cơ bị lừa bởi thông tin sai lệch hoặc phải bỏ tiền cho thương hiệu kém giá trị. Bên nhượng quyền cũng khó kiểm soát chất lượng khi số lượng đối tác tăng lên. Thêm vào đó, việc đầu tư có thể thất bại do vị trí kinh doanh không thuận lợi hoặc quản lý yếu kém. Vì vậy, trước khi nhượng quyền, cả hai bên cần chuẩn bị kỹ càng để hạn chế rủi ro.
Các bước trong quy trình nhượng quyền diễn ra
Quy trình nhượng quyền thường được điều chỉnh theo quy định của từng khu vực hoặc quốc gia. Sau đây là các bước cơ bản trong quy trình nhượng quyền:
- Bước 1: Tìm hiểu kỹ loại hình nhượng quyền bạn muốn tham gia, xác định rõ mục tiêu và kế hoạch. Lập danh sách các thương hiệu phù hợp với ngân sách, khả năng kinh doanh và tuân thủ luật pháp địa phương.
- Bước 2: Liên hệ và hẹn gặp đại diện bên nhượng quyền để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp, kế hoạch phát triển và rủi ro. Bên nhượng quyền sẽ cung cấp tài liệu hướng dẫn và thông tin cần thiết.
- Bước 3: Nếu cảm thấy phù hợp, bắt đầu đàm phán các điều khoản hợp tác. Đây là bước quan trọng nên cần chuẩn bị kỹ để đạt được thỏa thuận tốt nhất.
- Bước 4: Khi các điều khoản được đồng ý, tiến hành ký kết hợp đồng chính thức. Nên nhờ chuyên gia pháp lý hỗ trợ để đảm bảo hợp đồng rõ ràng và đầy đủ.
Giấy tờ cần có khi nhượng quyền thương hiệu
Tài liệu nhượng quyền thường được soạn thảo dưới dạng hợp đồng với các điều khoản pháp lý rõ ràng. Dưới đây là những loại tài liệu mà bạn cần biết:
Tài liệu về thỏa thuận nhượng quyền
- Chi phí nhượng quyền và phí bản quyền định kỳ.
- Quy định về nhượng quyền cho bên thứ ba.
- Các mốc thời gian quan trọng trong hợp đồng thực hiện nhượng quyền.
- Yêu cầu kỹ thuật về thiết bị, kho bãi, vật liệu kinh doanh.
- Các phương án để bảo vệ và phát triển thương hiệu.
- Thời hạn hợp đồng, điều kiện khi muốn gia hạn thời gian chuyển nhượng.
- Thời điểm kết thúc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng.
- Thỏa thuận không cạnh tranh trong phạm vi nhất định.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên trước, trong và sau thời gian hợp tác.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp.
- Phân chia trách nhiệm quản lý thương hiệu.
- Tiêu chuẩn dành cho bên nhận quyền.
- Quy định phạt hoặc bồi thường khi vi phạm.
- Điều khoản bảo mật và các điều khoản chung khác.
Tài liệu hướng dẫn vận hành
- Quy tắc về ứng xử và chăm sóc khách hàng.
- Quy định làm việc với đối tác.
- Tiêu chuẩn và quy trình vận hành theo thương hiệu.
- Quy trình kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
- Chính sách và quy định nhượng quyền.
- Chính sách hỗ trợ về dụng cụ, trang thiết bị.
- Quy trình tuyển dụng, đào tạo cho nhân viên.
- Các phương án để ứng phó sự cố và khủng hoảng.
Trên đây là tổng hợp các thông cơ bản và quan trọng về nhượng quyền thương hiệu. Đây một mô hình kinh doanh an toàn và hiệu quả cho những ai muốn khởi nghiệp hoặc mở rộng doanh nghiệp. Nếu bạn đang cần tư vấn pháp lý về sở hữu trí tuệ hoặc hỗ trợ soạn thảo hợp đồng nhượng quyền thì đừng ngần ngại liên hệ với Luật Đại Bàng. Gọi ngay hotline 0979 923 759 để được tư vấn và hỗ trợ tận tình!
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam