Nguyên Quán Là Gì? Cách Ghi Quê Quán Ở Giấy Khai Sinh Chuẩn

Nguyên quán là gì? Đây là một trong những thông tin cơ bản của cá nhân, được thể hiện trong rất nhiều loại giấy tờ. Nguyên quán, quê quán là hai cụm thường bị nhầm lẫn là giống nhau, vậy làm cách nào để phân biệt chúng? Cùng luatdaibang.net đi tìm hiểu ngay dưới đây các bạn nhé.

Nguyên quán là gì? Phân biệt giữa nguyên quán, quê quán

Quê quán và nguyên quán đều được hiểu là quê của công dân, nhưng hai từ này không hoàn toàn giống nhau. Phân tích cụ thể như sau:

Khám phá nguyên quán là gì?
Khám phá nguyên quán là gì?

Nguyên quán là gì?

Đây là thuật ngữ được xác định dựa trên nguồn gốc, xuất xứ của ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại. Trường hợp không xác định được ông, bà nội hay ông bà ngoại thì mới ghi theo nguồn gốc, xuất xứ của cha hay mẹ.

Nguyên quán được sử dụng để xác định nguồn gốc của một người, dựa vào các căn cứ nhất định. Ví dụ như: nơi sinh sống của ông, bà nội sinh (khai sinh theo họ cha) hoặc ông, bà ngoại sinh (khai sinh theo họ mẹ).

Mục nguyên quán: được quy định ghi nguyên quán theo giấy khai sinh. Nếu giấy khai sinh không có mục này hoặc không có giấy khai sinh thì ghi theo xuất xứ, nguồn gốc của ông bà nội hoặc ông bà ngoại. Trường hợp không xác định được ông, bà nội hoặc ông, bà ngoại thì sẽ ghi theo xuất xứ, nguồn gốc của cha/mẹ. Phải ghi chi tiết địa danh hành chính cấp xã, huyện và tỉnh. Trường hợp địa danh hành chính đã có sự thay đổi thì ghi theo địa danh hành chính hiện tại.

Thế nào là quê quán?

Quê quán: xác định theo quê quán của bố/mẹ, theo thỏa thuận của bố mẹ hoặc theo tập quán được ghi trong tờ khai khi đăng ký giấy khai sinh.

Như vậy hiểu một cách đơn giản, nguyên quán được xác định theo nơi sinh của ông bà nội/ông bà ngoại. Còn quê quán được xác định theo nơi sinh của cha/mẹ.

Chỉ dẫn cách ghi quê quán trong giấy khai sinh hiện nay

Cách ghi quê quán trên giấy khai sinh ra sao?
Cách ghi quê quán trên giấy khai sinh ra sao?

Giấy khai sinh chính là giấy tờ gốc đầu tiên của cá nhân, được cơ quan có thẩm quyền cấp khi cá nhân được đăng ký khai sinh. Gồm những thông tin cơ bản như: họ tên, ngày sinh, giới tính, họ tên cha/mẹ, quê quán,…

Tất cả thông tin trên giấy khai sinh phải đảm bảo chính xác, quê quán trên giấy tờ liên quan khác cũng phải đồng nhất với quê quán ở trên giấy khai sinh. Sau đây là cách ghi quê quán trong giấy khai sinh chuẩn mà bạn cần biết:

  • Trường hợp đối với khai sinh thông thường: Việc ghi quê quán sẽ căn cứ theo quy định khoản 8 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 và điểm d khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Trong tờ khai đăng ký khai sinh sẽ dựa trên cơ sở nội dung thông tin về quê quán của cha/mẹ, hoặc thoả thuận của cha mẹ hoặc theo tập quán ở địa phương.

  • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi: Cơ quan chức năng thực hiện những thủ tục cần thiết theo quy định gồm: lập bản sự việc và niêm yết công khai thông tin về trẻ em bị bỏ rơi.

Nếu vẫn không xác định được cha mẹ đẻ của em bé, việc xác định quê quán sẽ áp dụng theo quy định khoản 3 Điều 14 Nghị định 123/2015/NĐ-CP. Tức là quê quán của trẻ em bị bỏ rơi được xác định theo nơi đã phát hiện ra trẻ bị bỏ rơi.

  • Trường hợp trẻ không xác định được cha hoặc mẹ: Khi đăng ký giấy khai sinh, phần ghi quê quán được thực hiện như sau:
  • Nếu không xác định được cha của đứa trẻ được đăng ký khai sinh: Quê quán của trẻ trên giấy khai sinh ghi theo quê quán của mẹ em bé.
  • Nếu không xác định được người mẹ sinh ra đứa trẻ, mà được cha đẻ đi làm thủ tục nhận con cũng như tiến hành thủ tục bổ sung hộ tịch. Khi đăng ký khai sinh, quê quán sẽ được ghi theo quê quán của cha em bé.

Nói chung, tùy từng trường hợp cụ thể mà việc ghi quê quán trên giấy khai sinh sẽ thực hiện khác nhau. Nhưng đều phải dựa theo nguyên tắc cơ bản: quê quán của người được đăng ký khai sinh sẽ xác định theo quê quán của cha/mẹ, hoặc theo thoả thuận của cha và mẹ, hoặc theo tập quán địa phương.

Quê quán trên giấy khai sinh ghi sai thì xử lý thế nào?

Nguyên quán, quê quán ghi sai thì như thế nào?
Nguyên quán, quê quán ghi sai thì như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, giá trị pháp lý của giấy khai sinh được quy định:

  • Đây là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân.
  • Tất cả giấy tờ, hồ sơ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; giới tính; dân tộc; quốc tịch; ngày, tháng, năm sinh; quê quán/nguyên quán; quan hệ cha, mẹ và con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.
  • Nếu nội dung hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó. Lúc này Thủ trưởng tổ chức, cơ quan quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh giấy tờ, hồ sơ theo đúng nội dung như trong Giấy khai sinh.

Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 123/2015/NĐ-CP có quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch:

  • Việc cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc bản chính giấy tờ hộ tịch. Chỉ được tiến hành khi có đầy đủ căn cứ để xác định lỗi do sai sót của công chức làm công tác hộ tịch, hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch.

Như vậy nếu quê quán trên giấy khai sinh/giấy tờ hộ tịch được xác định có sai sót do lỗi của công chức hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký khai sinh, thì mới được cải chính giấy khai sinh.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về nguyên quán là gì, hướng dẫn phân biệt quê quán và nguyên quán. Nếu còn thắc mắc, các bạn hãy liên hệ đến website https://luatdaibang.net/, để được Luật Đại Bàng tư vấn và hỗ trợ chi tiết các vấn đề giấy tờ, pháp lý,… liên quan nhé.