Luật phòng chống tác hại của rượu bia là điều mà bất kỳ công nhân nào đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam cần phải tuân thủ. Theo thống kê của tổ chức phi chính phủ HealthBridge, mỗi năm nước ta tiêu thụ hơn 3 tỷ lít bia và 200 triệu lít rượu. Trong đó, nhiều người vẫn đang xem nhẹ tác hại của rượu bia và chưa nắm rõ một số điều luật liên quan đến vấn đề này. Cùng Luật Đại Bàng tìm hiểu chi tiết.
Tổng quan về luật phòng chống tác hại của rượu bia
Luật phòng chống tác hại của rượu bia là đạo luật liên quan đến các vấn đề xã hội và mang tính nhân văn cao. Nội dung được xây dựng với mục tiêu định hướng các hành vi của công dân tại Việt Nam và thay đổi thói quen lạm dụng đồ uống có cồn. Đây là điều quan trọng góp phần giảm thiểu tác hại của rượu bia, bảo vệ sức khỏe, nâng cao tinh thần và cải thiện chất lượng cuộc sống.
Ngày 14 tháng 6 năm 2019, Quốc hội đã ban hành luật phòng chống tác hại của rượu, bia bao gồm 7 chương và 36 điều. Luật được áp dụng và có hiệu lực tính từ ngày 01/01/2020.
Nội dung quy định luật phòng chống tác hại của rượu bia
Để có thể hiểu rõ hơn về quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bạn có thể tham khảo một số nội dung được Luật Đại Bàng trích dẫn như sau:
Hành vi bị nghiêm cấm
Một số hành vi bị nghiêm cấm theo điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia bao gồm:
- Cấm tuyệt đối các hành vi xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia được xem là vi phạm quy định pháp luật.
- Công dân chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia là hành vi bị nghiêm cấm.
- Điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn là hành vi vi phạm luật phòng chống tác hại của rượu bia.
- Hành vi quảng cáo rượu có nồng độ cồn từ 15 độ trở lên bị nghiêm cấm tại Việt Nam.
- Các cơ sở kinh doanh không bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi.
- Sử dụng người lao động dưới 18 tuổi tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất bia, rượu.
- Cung cấp thông tin sai lệch về tác hại của rượu bia.
- Kinh doanh rượu bia trái phép.
- Kinh doanh, tàng trữ và vận chuyển rượu bia không rõ nguồn gốc, không đảo bảo chất lượng, nhập lậu,…
- Ngoài ra còn có các hành vi bị nghiêm cấm khác theo luật định liên quan đến bia, rượu.
Một số địa điểm không được phép sử dụng rượu bia theo quy định
Theo điều 10 luật phòng chống tác hại của rượu bia dưới đây là một số địa điểm không được phép tiêu thụ, sử dụng nước uống có cồn:
- Cơ sở y tế.
- Cơ sở giáo dục.
- Cơ sở vui chơi, giải trí, chăm sóc và nuôi dưỡng dành cho người có độ tuổi dưới 18.
- Cơ sở cai nghiện, giáo dục bắt buộc, giam giữ phạm nhân và một số khu vực khác.
- Trường giáo dưỡng.
- Bảo trợ xã hội.
- Nơi làm việc dành cho cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, chính trị xã hội – nghề nghiệp, đơn vị sự công lập đang trong thời gian làm việc, ngoại trừ các địa điểm được phép kinh doanh rượu, bia.
- Theo luật phòng chống tác hại của rượu bia còn có các địa điểm công cộng theo quy định Chính phủ.
Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức kinh doanh rượu, bia
Theo điều 32 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, dưới đây là một số trách nhiệm của cơ sở kinh doanh:
- Tuân thủ quy định pháp luật về các vấn đề liên quan đến rượu bia như quảng cáo, khuyến mãi, tài trợ, an toàn thực phẩm,… Thông tin về sản phẩm phải đảm bảo chính xác, khoa học và không sai lệch.
- Các hoạt động kinh doanh của cơ sở cần phải khai báo, cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Luật phòng chống tác hại của rượu bia quy định không được sử dụng nguồn lao động dưới 18 tuổi tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh, sản xuất hay quảng cáo.
- Cần thu hồi và xử lý rượu, bia theo quy định khi không đảm bảo chất lượng về an toàn thực phẩm do cơ sở mình sản xuất.
- Niêm yết thông báo không bán đồ uống có cồn cho người chưa đủ 18 tuổi và cơ sở bán rượu, bia có quyền yêu cầu khách hàng xuất trình giấy tờ chứng minh.
Trách nhiệm của gia đình về phòng chống tác hại rượu bia
Theo luật phòng chống tác hại của rượu bia, mỗi cá nhân và gia đình cần có trách nhiệm như sau:
- Giáo dục, nhắc nhở và giám sát các thành viên trong gia đình chưa đủ 18 tuổi không tiếp xúc với đồ uống có cồn.
- Mỗi thành viên trong gia đình cần phải hạn chế uống rượu bia và động viên, nhắc nhở người thân cai nghiện và không lạm dụng.
- Hướng dẫn các thành viên trong gia đình kỹ năng nhận biết, ứng xử và từ chối khi gặp những người có hành vi lôi kéo, mời gọi sử dụng bia rượu.
- Tham gia vào các cộng đồng, cơ quan và tổ chức đẩy mạnh phong trào chống tác hại rượu bia.
Trên đây là một số nội dung trích dẫn về luật phòng chống tác hại của rượu bia được Luật Đại Bàng tổng hợp. Để nắm rõ thông tin chi tiết và chính xác nhất, bạn hãy tham khảo dịch vụ tư vấn pháp luật tại luatdaibang.net.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam