Luật Khám Bệnh Chữa Bệnh – Cập Nhật Các Quy Định Quan Trọng

Luật khám bệnh chữa bệnh là một trong những bộ luật quan trọng điều chỉnh các hoạt động y tế tại Việt Nam, nhằm bảo vệ quyền lợi của người bệnh và người hành nghề y tế. Những quy định quan trọng trong luật này giúp nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe, tạo sự minh bạch và tin tưởng trong xã hội. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những điểm nổi bật của luật và những quy định quan trọng cần nắm rõ.

Quy định chính trong Luật khám bệnh chữa bệnh

Luật khám bệnh chữa bệnh 2023 quy định những nguyên tắc và trách nhiệm cơ bản trong việc khám chữa bệnh cụ thể như sau:

Nguyên tắc trong khám bệnh, chữa bệnh

Chữa bệnh là nguyên tắc nền tảng trong luật khám bệnh chữa bệnh
Chữa bệnh là nguyên tắc nền tảng trong luật khám bệnh chữa bệnh

Luật khám bệnh chữa bệnh quy định rõ các nguyên tắc nền tảng nhằm bảo đảm quyền lợi của người bệnh, xây dựng môi trường y tế chuyên nghiệp, nhân văn. Theo đó, việc khám bệnh, chữa bệnh phải tôn trọng, bảo vệ, đối xử bình đẳng và không kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người bệnh. 

Các đối tượng như người bệnh cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, phụ nữ có thai, người khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng, người từ đủ 75 tuổi trở lên, người có công với cách mạng được ưu tiên khám chữa bệnh phù hợp với điều kiện của cơ sở y tế. Bên cạnh đó, luật cũng nhấn mạnh việc tôn trọng, hợp tác và bảo vệ đội ngũ hành nghề và những người đang thực hiện nhiệm vụ tại cơ sở khám chữa bệnh.

Quyền của người bệnh theo Luật khám bệnh chữa bệnh

Người bệnh có quyền được khám, chữa bệnh và những quyền lợi quan trọng khác
Người bệnh có quyền được khám, chữa bệnh và những quyền lợi quan trọng khác

Theo quy định của Luật khám bệnh chữa bệnh đảm bảo có những quyền lợi cụ thể như sau:

  • Quyền được khám, chữa bệnh: Người bệnh có quyền được cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe, phương pháp điều trị, chi phí và hướng dẫn chăm sóc, được khám, chữa bệnh bằng phương pháp an toàn và phù hợp tình trạng bệnh và điều kiện thực tế của cơ sở y tế.
  • Quyền được tôn trọng và bảo vệ: Người bệnh được tôn trọng danh dự, nhân phẩm, không bị kỳ thị, phân biệt, ngược đãi, ép buộc điều trị, được bảo mật thông tin cá nhân và bệnh án, trừ khi pháp luật cho phép chia sẻ.
  • Quyền lựa chọn: Người bệnh có quyền chọn phương pháp điều trị sau khi được tư vấn và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu y sinh học.
  • Quyền được cung cấp thông tin: Người bệnh có quyền xem, sao chép, ghi chép hồ sơ bệnh án và yêu cầu giải thích chi tiết chi phí khám, chữa bệnh.
  • Quyền từ chối điều trị và rời khỏi cơ sở y tế: Người bệnh có thể từ chối hoặc rời khỏi cơ sở ý tế nếu cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản, trừ trường hợp bắt buộc điều trị theo quy định.
  • Quyền kiến nghị và yêu cầu bồi thường: Người bệnh có quyền kiến nghị các bất cập trong quá trình điều trị và được bồi thường theo quy định pháp luật nếu có thiệt hại xảy ra.
  • Quyền của người bệnh mất năng lực hành vi, chưa thành niên hoặc không có thân nhân: Trong các trường hợp này việc quyết định khám, chữa bệnh sẽ tuân theo nguyện vọng hợp pháp trước đó, quyết định của người đại diện hoặc người chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở y tế nếu không có người đại diện.

Nghĩa vụ của người bệnh

Người bệnh có nghĩa vụ phải tuân thủ trong quá trình khám, chữa bệnh
Người bệnh có nghĩa vụ phải tuân thủ trong quá trình khám, chữa bệnh

Bên cạnh những quyền lợi, Luật khám bệnh chữa bệnh cũng quy định cụ thể những nghĩa vụ người bệnh phải thực hiện cụ thể:

  • Tôn trọng người hành nghề và nhân viên y tế: Người bệnh có trách nhiệm tôn trọng đội ngũ y tế, không được đe dọa, xâm hại sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người hành nghề và người đang làm việc tại cơ sở khám chữa bệnh.
  • Tuân thủ quy định trong quá trình khám, chữa bệnh: Cung cấp trung thực thông tin cá nhân và tình trạng sức khỏe; hợp tác đầy đủ với nhân viên y tế, chấp hành chỉ định chuyên môn, phương pháp điều trị của bác sĩ; tuân thủ nội quy bệnh viện và yêu cầu người thân, người đến thăm cùng tuân thủ các quy định của pháp luật và cơ sở khám chữa bệnh.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính: Người có bảo hiểm y tế phải chi trả các khoản ngoài phạm vi hoặc mức hưởng theo quy định, người có bảo hiểm y tế phải chi trả các khoản ngoài phạm vi hoặc mức hưởng theo quy định.

Quyền của người hành nghề

Người hành nghề có quyền từ chối khám, chữa bệnh
Người hành nghề có quyền từ chối khám, chữa bệnh

Luật khám bệnh chữa bệnh quy định rõ ràng, mỗi người hành nghề y đều đảm bảo có những quyền lợi cơ bản của mình:

  • Quyền hành nghề: Được khám, chữa bệnh đúng phạm vi cho phép và tự quyết định chẩn đoán, điều trị trong phạm vi hành nghề; được làm việc tại nhiều cơ sở y tế nếu tuân thủ quy định đăng ký hành nghề; được tham gia các tổ chức xã hội – nghề nghiệp y tế.
  • Quyền từ chối khám, chữa bệnh: Được từ chối trong các trường hợp như: bệnh vượt khả năng chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi hành nghề; yêu cầu khám, chữa bệnh trái luật hoặc đạo đức nghề nghiệp; bị bệnh nhân hoặc thân nhân xâm hại thân thể, trừ trường hợp người bệnh mất khả năng nhận thức; bệnh nhân yêu cầu điều trị sai chuyên môn hoặc không hợp tác sau khi được tư vấn.
  • Quyền nâng cao chuyên môn: Được đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, được đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
  • Quyền được bảo vệ khi xảy ra sự cố y khoa: Không bị xử lý nếu đã làm đúng quy định chuyên môn, được yêu cầu cơ quan, tổ chức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.
  • Quyền được bảo đảm an toàn khi hành nghề: Được bảo vệ về sức khỏe, tính mạng, danh dự; đảm bảo điều kiện lao động an toàn, được phép rời nơi làm việc nếu bị đe dọa, nhưng phải báo ngay cho cơ quan chuyên môn hoặc công an địa phương.

Nghĩa vụ của người hành nghề

Người hành nghề phải có nghĩa vụ với người bệnh, nghề nghiệp, đồng nghiệp và xã hội
Người hành nghề phải có nghĩa vụ với người bệnh, nghề nghiệp, đồng nghiệp và xã hội

Theo Luật khám bệnh chữa bệnh, ngoài quyền lợi, người hành nghề y tế còn có nghĩa vụ cao cả đối với người bệnh, đồng nghiệp và xã hội, nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ y tế và bảo vệ lợi ích cộng đồng:

  • Đối với người bệnh: Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám, chữa bệnh (trừ trường hợp được phép từ chối); tôn trọng quyền người bệnh, cư xử ân cần, hòa nhã; tư vấn, cung cấp thông tin đầy đủ theo quy định; đối xử bình đẳng, không để lợi ích cá nhân chi phối chuyên môn; chỉ thu phí đúng theo quy định pháp luật.
  • Đối với nghề nghiệp: Tuân thủ chuyên môn, chịu trách nhiệm với hoạt động nghề nghiệp; liên tục học tập, cập nhật kiến thức; giữ bí mật thông tin người bệnh, trừ khi có sự đồng ý hoặc theo luật; báo cáo hành vi gian lận hoặc vi phạm của đồng nghiệp có thẩm quyền.
  • Đối với đồng nghiệp: Hợp tác chuyên môn, tôn trọng danh dự, uy tín đồng nghiệp.
  • Đối với xã hội: Tham gia bảo vệ, giáo dục sức khỏe cộng đồng; giám sát chuyên môn và đạo đức của người hành nghề khác; chấp hành điều động, luân phiên khi có dịch bệnh, thiên tai, trừ các trường hợp được miễn theo quy định.

Quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Theo quy định của luật, bất kỳ cơ sở khám và chữa bệnh nào cũng đều có những quyền lợi sau: 

  • Thực hiện khám, chữa bệnh theo quy định của Luật.
  • Được từ chối khám, chữa bệnh nếu vượt quá khả năng chuyên môn (trừ cấp cứu) hoặc thuộc các trường hợp theo luật.
  • Thu phí đúng quy định pháp luật.
  • Ký hợp đồng khám, chữa bệnh với BHYT, các tổ chức bảo hiểm khác.
  • Hợp tác trong và ngoài nước về khám, chữa bệnh.
  • Tổ chức dịch vụ hỗ trợ theo yêu cầu người bệnh.
  • Cơ sở tư nhân được tham gia đấu thầu, đặt hàng cung cấp dịch vụ công do Nhà nước chi trả hoặc hỗ trợ.

Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm đối với người bệnh và người hành nghề
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có trách nhiệm đối với người bệnh và người hành nghề

Theo Luật khám bệnh chữa bệnh, trách nhiệm của cơ sở khám bệnh và chữa bệnh bao gồm việc tuân thủ các quy định sau:

  • Sơ cứu, cấp cứu, khám chữa bệnh kịp thời.
  • Thực hiện đúng chuyên môn, chịu trách nhiệm về người hành nghề thuộc quyền quản lý.
  • Công khai thời gian làm việc, danh sách người hành nghề và giá dịch vụ tại cơ sở và trên hệ thống quản lý.
  • Bảo đảm quyền, nghĩa vụ của người bệnh và người hành nghề.
  • Đảm bảo điều kiện để người hành nghề thực hiện nhiệm vụ.
  • Tự đánh giá, công khai chất lượng hoạt động.
  • Chấp hành lệnh huy động khi có thiên tai, dịch bệnh nhóm A, tình trạng khẩn cấp.
  • Đảm bảo an ninh, trật tự; phối hợp công an bảo vệ người bệnh bị bạo lực, xâm hại.
  • Giới thiệu, chuyển tuyến khi vượt quá chuyên môn, theo yêu cầu bệnh nhân, bị đình chỉ hoạt động hoặc gặp sự cố bất khả kháng.
  • Tham gia y tế dự phòng.
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định.

Luật khám bệnh chữa bệnh với các quy định quan trọng là nền tảng vững chắc để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành y tế tại Việt Nam. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về luật này hoặc các quy định pháp luật khác, hãy liên hệ Luật Đại Bàng để được tư vấn pháp luật toàn diện!