Trong nền kinh tế hiện đại, các tổ chức tín dụng đóng vai trò huyết mạch trong việc lưu thông vốn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ các quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng mang đến rủi ro. Vậy Luật các tổ chức tín dụng là gì? Sau đây là những quy định mới nhất về hoạt động cho vay được được Luật Đại Bàng tổng hợp theo quy định pháp luật hiện hành.
Quá trình hoàn thiện luật các tổ chức tín dụng tại Việt Nam
Luật các tổ chức tín dụng ở Việt Nam đã trải qua nhiều bước phát triển. Mục tiêu là đáp ứng yêu cầu quản lý hoạt động ngân hàng và tài chính trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng phức tạp. Mới đây, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Theo khoản 38, Điều 4 của Luật này, tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân. Họ thực hiện một hoặc nhiều hoạt động ngân hàng theo quy định cụ thể của luật. Sự rõ ràng trong định nghĩa và phạm vi hoạt động tạo nền tảng pháp lý vững chắc. Quá trình hoàn thiện luật tổ chức tín dụng nhằm xây dựng một hệ thống ngân hàng minh bạch, an toàn và phát triển bền vững.
Những loại hình tổ chức tín dụng hiện có
Căn cứ Luật tổ chức tín dụng 2024, hệ thống tổ chức tín dụng được phân thành 4 loại hình chính. Các loại hình này bao gồm: ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Ngân hàng
Ngân hàng là tổ chức tín dụng có quyền thực hiện đầy đủ các hoạt động ngân hàng theo quy định. Nhóm này gồm ba loại chính: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã.
- Ngân hàng thương mại hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy lợi nhuận làm mục tiêu và được phép thực hiện toàn bộ dịch vụ ngân hàng cùng một số lĩnh vực kinh doanh khác theo quy định pháp luật.
- Ngược lại, ngân hàng chính sách được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, không hoạt động vì lợi nhuận, mà nhằm hiện thực hóa các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước.
- Ngân hàng hợp tác xã được hình thành từ sự liên kết giữa các quỹ tín dụng nhân dân và một số pháp nhân có liên quan. Mục tiêu chủ đạo là hỗ trợ điều phối vốn, cung cấp giải pháp tài chính và củng cố liên kết trong hệ thống quỹ tín dụng nhân dân.
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chỉ được phép thực hiện một hoặc vài hoạt động ngân hàng, không bao gồm việc nhận tiền gửi cá nhân và cung cấp dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
Các đơn vị thuộc nhóm này bao gồm công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành. Trước đây, theo Luật tổ chức tín dụng 2010, nhóm này còn có thêm công ty cho thuê tài chính và một số tổ chức tương tự.
Tổ chức tài chính vi mô
Tổ chức tài chính vi mô tập trung phục vụ cá nhân có thu nhập thấp, hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ. Hình thức tổ chức phổ biến là công ty trách nhiệm hữu hạn. Luật quy định các tổ chức này được phép nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam dưới hình thức tiết kiệm bắt buộc và tiền gửi tự nguyện, ngoại trừ tiền gửi dùng cho mục đích thanh toán.
Quỹ tín dụng nhân dân
Quỹ tín dụng nhân dân hoạt động theo mô hình hợp tác xã, do các cá nhân, hộ gia đình và pháp nhân tự nguyện tham gia nhằm hỗ trợ phát triển sản xuất và kinh doanh.
Quỹ có quyền nhận và cho vay tiền bằng đồng Việt Nam, đồng thời cung cấp dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ cho thành viên. Tuy nhiên, quỹ không được mở tài khoản thanh toán cho khách hàng. Ngoài ra, quỹ thực hiện các nghiệp vụ bổ trợ như nhận vốn ủy thác cho vay, đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán và đại lý bảo hiểm theo quy định.
Các phạm vi điều chỉnh tại luật các tổ chức tín dụng
Khác với các văn bản trước đó, Luật tổ chức tín dụng năm 1997 có phạm vi điều chỉnh rộng hơn, bao trùm cả tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đặc biệt, luật đã đưa ra nhiều quy định mới mẻ như:
- Quy định rõ chính sách của Nhà nước về tiền tệ, tín dụng, ngân hàng
Tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức tín dụng - Cơ chế bảo đảm an toàn ngân hàng, bao gồm kiểm soát đặc biệt và xử lý rủi ro tín dụng
- Cấp phép, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động
- Hạn chế thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam
- Tăng cường thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm
Trước yêu cầu đổi mới trong giai đoạn tiếp theo, ngày 15/6/2004, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức tín dụng. Nhiều điều khoản quan trọng đã được điều chỉnh như Điều 4, Điều 20, Điều 32… nhằm phù hợp hơn với tình hình thực tiễn. Đồng thời, các điều khoản lỗi thời, chồng chéo cũng được bãi bỏ như Điều 6, 7, 8, 9, 10… Luật sửa đổi chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2004, tiếp tục đóng vai trò trung tâm trong việc hoàn thiện hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam.
Hoạt động cho vay – Trọng tâm trong điều chỉnh của Luật
Một trong những nội dung quan trọng được Luật tổ chức tín dụng điều chỉnh là hoạt động cho vay. Đây là hình thức chuyển giao quyền sử dụng tài sản có thời hạn và có hoàn trả, được thực hiện trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa hai bên. Các yếu tố pháp lý quan trọng trong hoạt động cho vay bao gồm:
- Chủ thể: Gồm bên cho vay (tổ chức tín dụng) và bên vay (cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu vốn).
- Hợp đồng tín dụng: Là cơ sở pháp lý ràng buộc, quy định rõ điều kiện vay, lãi suất, thời hạn và nghĩa vụ hoàn trả.
- Nguyên tắc tín nhiệm: Tổ chức tín dụng thực hiện cho vay dựa trên sự đánh giá khả năng tài chính và mức độ tín nhiệm của người vay.
- Trách nhiệm hoàn trả: Người vay có nghĩa vụ hoàn trả đúng hạn cả gốc và lãi theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Những điểm cần lưu ý trong hợp đồng vay tín chấp
Trong bối cảnh nhu cầu tiếp cận nguồn vốn ngày càng cao, vay tín chấp trở thành hình thức phổ biến. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người vay rơi vào tình trạng nợ nần do chưa đọc kỹ hợp đồng hoặc thiếu hiểu biết về quy định pháp lý hiện hành. Dưới đây là những điểm mấu chốt cần đặc biệt lưu ý khi ký kết hợp đồng vay tín chấp.
- Lãi suất: Theo luật các tổ chức tín dụng, các ngân hàng và công ty tài chính được phép thỏa thuận lãi suất với khách hàng. Tuy nhiên mức lãi phải công khai và đảm bảo không vượt ngưỡng do Ngân hàng Nhà nước quy định tại từng thời kỳ.
- Phí và các khoản thu khác: Ngoài lãi suất, hợp đồng vay tín chấp thường đi kèm với nhiều loại phí khác nhau như: phí quản lý khoản vay, phí trả chậm, phí tất toán trước hạn… Người vay cần yêu cầu tổ chức tín dụng liệt kê đầy đủ và giải thích rõ ràng về các khoản thu này.
- Thời hạn và phương thức thanh toán: Hợp đồng cần ghi rõ thời gian vay cụ thể, ngày trả nợ định kỳ, số tiền phải trả mỗi kỳ và phương thức thanh toán. Luật quy định rõ về quyền và nghĩa vụ thanh toán đúng hạn, do đó nếu bên vay không tuân thủ, có thể bị ghi nhận nợ xấu.
- Điều khoản phạt và rủi ro pháp lý: Người vay cần kiểm tra kỹ các mức phạt khi trễ hạn, vi phạm cam kết hoặc muốn tất toán sớm. Các khoản phạt phải được thỏa thuận rõ ràng, không được tự ý áp đặt sau khi hợp đồng đã ký.
Bên cạnh việc cập nhật thông tin mới nhất về Luật tổ chức tín dụng và các quy định xoay quanh hoạt động cho vay, mỗi cá nhân cần chủ động trang bị kiến thức pháp lý. Đồng thời, việc có sự đồng hành từ đội ngũ luật sư chuyên nghiệp là điều vô cùng cần thiết để hạn chế tối đa rủi ro.
Luật Đại Bàng chính là đối tác pháp lý đáng tin cậy mà bạn có thể tìm đến. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chuyên sâu trong các lĩnh vực pháp luật dân sự, tín dụng – ngân hàng, thuế và tài chính, chúng tôi cam kết:
- Tư vấn chính xác, dễ hiểu và phù hợp với từng trường hợp cụ thể
- Đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp của khách hàng trong các vụ tranh chấp, kiện tụng
- Miễn phí tư vấn ban đầu và đưa ra hướng xử lý rõ ràng, minh bạch
Liên hệ ngay với Luật Đại Bàng qua website luatdaibang.net để được tư vấn pháp luật chuyên sâu, tận tâm và kịp thời bảo vệ quyền lợi pháp lý của bạn trong mọi tình huống.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam