Lạm Phát Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Trong Năm 2025

Lạm phát là gì và ảnh hướng đến nền kinh tế như thế nào mà được nhiều người dân tìm hiểu như vậy? Việc nắm vững bản chất, nguyên nhân cũng như phương pháp kiểm soát tình trạng lạm phát là điều tất yếu để người dân, doanh nghiệp ứng phó hiệu quả và ổn định tài chính. Do đó, hãy cùng Luật Đại Bàng phân tích chi tiết về bức tranh lạm phát của Việt Nam trong năm 2025.

Lạm phát là gì? Tìm hiểu kinh tế Việt Nam trong quý I/2025

Về cơ bản, khái niệm lạm phát chính là hiện tượng mà giả cả hàng hóa và dịch vụ bị đẩy mạnh liên tục trong khoảng thời gian ngắn. Do đó, khiến sức mua của một đơn vị tiền tệ bị suy giảm. Điều này, đồng nghĩa với việc giờ đây cũng cùng số tiền bỏ ra như trước nhưng khách hàng sẽ nhận lại lượng hàng hóa hoặc dịch vụ ít hơn. Đây được xem là vấn đề kinh tế vĩ mô và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống của người dân lao động.

Giải đáp thắc mắc về nội dung lạm phát là gì
Giải đáp thắc mắc về nội dung lạm phát là gì

Bước sang năm 2025, nền kinh tế của Việt Nam tiếp tục trên đà phục hồi và phát triển sau đại dịch Covid-19 dài hạn. Theo thống kê, chỉ trong quý I/2025, chỉ số CPI ( Consumer Price Index) tăng 3,22% so với cùng kỳ của năm trước. Nhóm các hàng ăn cùng dịch vụ ăn uống tăng 3,78%; nhóm nhà ở, vật liệu xây dựng, điện nước tăng đến 5,11% và nhóm dịch vụ y tế tăng trưởng 14,4%. Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát trung bình quý I/2025 cũng gia tăng hơn 3,01% so với năm trước.

“Thủ phạm” chính gây ra lạm phát là gì?

Hiện nay, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế bị khủng hoảng, cụ thể như sau:

Cầu vượt cung

Lý do chủ yếu gây ra tình trạng “khát giá” như hiện nay đến từ việc nhu cầu tiêu dùng của dân tăng cao vượt qua khả năng của nhà cung cấp. Ví dụ, trong dịp lễ kéo dài, nhu cầu của về thực phẩm và đi lại của người dân tăng cao đột biến khiến nguồn cung không kịp đáp ứng. Từ đó, khiến giá cả bị đẩy mạnh và gây ra tình trạng lạm phát ngắn hạn.

Lạm phát do tiền tệ

Bên cạnh đó, tình trạng “khát giá” còn xảy đến khi một số ngân hàng trung ương quyết định thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Có thể kể đến như thêm tiền vào thị trường, hạ giá lãi suất kéo dài hoặc gia tăng cung tiền vượt quá nhu cầu thực tế. Chính những hành động trên, cũng đã khiến cho đồng tiền VNĐ mất giá và kéo theo tình trạng lạm phát tăng cao.

Biến động tỷ giá năng  và nhiên liệu thô

Giá dầu mỏ, than đá hoặc một số nguyên liệu thô đến từ nước ngoài cũng được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng khát giá trong nước. Cụ thể, khi chi phí đầu vào quá cao, dĩ nhiên các nhà cung ứng bắt buộc phải đẩy giá sản phẩm của mình lên nhằm bảo đảm được lợi nhuận. Đây chính là ví dụ điển hình giải đáp cho vấn đề lạm phát là gì cũng như nguyên nhân tại sao giá bán tăng cao mặc dù nhu cầu không đổi.

Tỷ giá nhập khẩu của nguyên vật liệu thô bị đẩy mạnh
Tỷ giá nhập khẩu của nguyên vật liệu thô bị đẩy mạnh

Ảnh hưởng của lạm phát đến nền kinh tế đất nước

Lạm phát tác động mạnh mẽ đến nhiều khía cạnh của kinh tế nhà nước, doanh nghiệp hay những cá nhân tiêu dùng. Dưới đây là nhận định chi tiết về các mặt tiêu cực và tích cực của tình trạng này:

Ảnh hưởng tích cực khi lạm phát được kiểm soát Ảnh hưởng tiêu cực
Doanh nghiệp
  • Giá sản phẩm tăng nhanh dẫn đến chi phí, lợi nhuận có thể tăng.
  • Dễ dàng điều chỉnh lương và giá bán nhằm phù hợp với quy luật cung cầu.
  • Khó lên kế hoạch tài chính dài lâu.
  • Gây mất niềm tin với khách hàng và đối tác khi giá cả biến động thất thường.
  • Gia tăng thêm chi phí sản xuất như nhân công, vật liệu,…
Cá nhân
  • Kích thích chi tiêu sớm.
  • Hưởng lợi về về tài sản sở hữu như đất đai, trang sức, cổ phiếu,…
  • Sức mua giảm do tiền tệ mất giá trị.
  • Gây mất cân bằng về bình quân thu nhập giữa các tầng lớp trong xã hội.

Cách khắc phục tình trạng lạm phát trong năm 2025

Để biết được cách khắc phục lạm phát là gì, các quốc gia cần ngay lập tức triển khai hàng loạt những biện pháp như sau:

  • Chính sách tiền tệ linh hoạt: Điều chỉnh hợp lý về lượng tiền lưu thông phù hợp với thị trường, tăng lãi suất tiền gửi để đẩy mạnh tăng trưởng cho người tiêu dùng.
  • Tăng cường năng lực cung ứng: Thúc đẩy sản xuất trong nước, chú trọng các nguyên liệu cần thiết như sắt, thép, thức ăn chăn nuôi,..Đồng thời, đa dạng hóa các nguồn nhập khẩu để tránh trường hợp bị đứt gãy nhà cung cấp.
  • Kiểm soát triệt để về giá cả: Tăng cường giám sát thị trường và xử lý nghiêm các vi phạm về “chặt chém” giá cả. Từ đó, kiểm soát chặt chẽ hơn về tình trạng lạm phát là gì mà xã hội đang gặp phải.
Giải pháp khắc phục tình trạng lạm phát
Giải pháp khắc phục tình trạng lạm phát

Tổng kết

Như vậy, bài viết trên đây đã giúp quý bạn đọc định hình rõ được khái niệm lạm phát là gì cũng như một số giải pháp để khắc phục vấn đề này. Tuy nhiên, trước bối cảnh biến động giá cả thế giới, không chỉ cần sự chung tay của nhà nước mà còn là các doanh nghiệp, người tiêu dùng để giúp đồng tiền VNĐ bớt bị “loãng”. Đặc biệt, đừng quên follow website luatdaibang.net để cập nhật các tin tức tài chính cũng như thông tin doanh nghiệp hoặc cần tư vấn pháp luật, doanh nghiệp trong và ngoài nước.