Độc Quyền Là Gì? Top Thông Tin Quan Trọng Bạn Cần Biết 

Độc quyền là gì? Đây là một khái niệm quen thuộc trong lĩnh vực kinh tế, nó có khả năng gây ra các tác động xấu tới thị trường nếu không được vận dụng đúng đắn. Hãy cùng luatdaibang.net tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này sau đây các bạn nhé.

Thuật ngữ độc quyền là gì?

Giải thích độc quyền là gì?
Giải thích độc quyền là gì?

Đây là hiện tượng trên thị trường chỉ có một doanh nghiệp duy nhất hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết với nhau chiếm vị trí độc tôn trong việc cung cấp sản phẩm nhất định. Nó cho phép họ kiểm soát trọn vẹn giá cả sản phẩm, nhằm thu lợi nhuận tối đa và ngăn chặn những đối thủ cạnh tranh khác thâm nhập vào thị trường.

Đó chính là hậu quả tất yếu của quá trình cạnh tranh không được định hướng và điều chỉnh. Từ cạnh tranh lành mạnh chuyển sang cạnh tranh không lành mạnh, dẫn đến việc cạnh tranh mang tính độc quyền và cuối cùng là xuất hiện độc quyền.

Ví dụ ở Việt Nam, chỉ có EVN – Tổng công ty điện lực Việt Nam được nắm giữ hệ thống truyền tải điện. Có nghĩa là các công ty điện lực khác đều phải phụ thuộc vào EVN, nếu muốn kinh doanh mảng này.

Thế nào là độc quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ?

Ở lĩnh vực sở hữu trí tuệ thì khái niệm độc quyền vô cùng quan trọng và có ý nghĩa riêng biệt đối với mỗi cá nhân, tổ chức. Ví dụ: Độc quyền thương hiệu (nhãn hiệu hàng hóa, logo), đăng ký độc quyền sáng chế hoặc giải pháp hữu ích, độc quyền với kiểu dáng công nghiệp,…

Như vậy, độc quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ là một giải pháp nhằm bảo vệ sự sáng tạo của tác giả với những sản phẩm trí tuệ của họ. Thông qua đó, tạo ra sự cạnh tranh về quyền sở hữu và quyền thương mại với các sản phẩm hay ý tưởng do mình sở hữu.

Không giống với nhiều lĩnh vực khác, yếu tố độc quyền trong lĩnh vực sở hữu mang tính riêng biệt (cần khuyến khích), trừ một vài trường hợp phải chuyển giao quyền bắt buộc.

Độc quyền sở hữu trí tuệ hiểu như thế nào?
Độc quyền sở hữu trí tuệ hiểu như thế nào?

Hình thành độc quyền nguyên nhân do đâu?

Độc quyền – một cấu trúc thị trường ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế. Nguyên nhân hình thành trạng thái độc quyền là gì? Đó là:

Việc cạnh tranh kiểm soát yếu tố đầu vào

Trong quá trình cạnh tranh các doanh nghiệp yếu và kém hơn sẽ bị thôn tính, đánh bại bởi doanh nghiệp giàu mạnh hơn. Những doanh nghiệp này có lợi thế kiểm soát nguồn lực then chốt của nhiều mặt hàng là yếu tố đầu vào cơ bản, sử dụng để sản xuất các loại sản phẩm độc quyền.

Chính phủ nhượng quyền khai thác dịch vụ/hàng hóa trên thị trường

Ở Việt Nam, có 20 loại dịch vụ và hàng hóa khác nhau được liệt kê tại Nghị định 94/2017/NĐ-CP là độc quyền thuộc quyền kiểm soát của nhà nước. Ngoài ra ở một số lĩnh vực, nhiều hãng chiếm được vị trí độc quyền nhờ việc được nhà nước nhượng quyền khai thác thị trường.

Luật bản quyền với sáng chế, phát minh và sở hữu trí tuệ

Luật này được nhà nước ban hành để khuyến khích mọi người nghiên cứu, phát minh ra các sản phẩm góp phần nâng cao năng suất lao động và chất lượng đời sống. Những ai có các bản quyền này sẽ có khả năng tạo ra thị trường độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định, tùy vào thời hạn giữ bản quyền đó theo quy định Nhà nước.

Độc quyền tự nhiên do quy mô

Những doanh nghiệp có thể cung cấp sản phẩm cho toàn bộ thị trường, thông qua tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng theo quy mô. Tức là doanh nghiệp nào vào thị trường trước có thể dùng cách giảm giá liên tục khi mở rộng được quy mô sản xuất, để không ngừng ngăn cản sự xâm nhập thị trường của nhiều đối thủ cạnh tranh khác.

Nguyên nhân của độc quyền là gì?
Nguyên nhân của độc quyền là gì?

 

Những biện pháp kiểm soát độc quyền là gì?

Nhằm đảm bảo quyền bình đẳng của doanh nghiệp (trừ một số lĩnh vực mà nhà nước độc quyền). Nhà nước đã quy định cụ thể để đảm bảo quyền cạnh tranh, hạn chế độc quyền ở Điều 6 Luật Cạnh tranh 2018 như sau:

  • Tạo lập, đồng thời duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng, lành mạnh và minh bạch.
  • Thúc đẩy sự cạnh tranh, đảm bảo quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của công ty, doanh nghiệp theo quy định pháp luật.
  • Liên tục tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội cũng như bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
  • Tạo điều kiện để xã hội và người tiêu dùng tham gia vào quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.

Nói chung, trừ một số lĩnh vực được nhà nước độc quyền, thì mọi ngành, lĩnh vực đều được tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh, bình đẳng và minh bạch.

Hàng loạt biện pháp kiểm soát độc quyền hiệu quả
Hàng loạt biện pháp kiểm soát độc quyền hiệu quả

 

Đối tượng của pháp luật kiểm soát độc quyền là gì?

Nhằm hạn chế hậu quả của độc quyền gây ra cho nền kinh tế và xã hội, Pháp luật nhà nước về kiểm soát độc quyền phải chống lại các hành vi như sau:

  • Lạm dụng vị trí ưu thế (vị trí độc quyền) ở trên toàn thị trường.
  • Thỏa thuận ngầm, thông đồng với mục đích ngăn cản, hạn chế cạnh tranh thị trường.
  • Tập trung kinh tế để hạn chế, ảnh hưởng tới cạnh tranh thị trường. Như sáp nhập, liên kết doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp,… để chiếm vị trí độc quyền.

Những ngành Nhà nước đang giữ độc quyền là gì?

Căn cứ Nghị định 94/2017/NĐ-CP, nhà nước Việt Nam đưa ra quy định về danh sách những ngành nhà nước giữ độc quyền sau đây:

STT Dịch vụ/Hàng hóa Hoạt động độc quyền Nhà nước Địa bàn áp dụng
1 Hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho mục đích an ninh, quốc phòng Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chi tiết Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an chỉ dẫn thực hiện cụ thể
2 Vật liệu nổ công nghiệp Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập, tái xuất, vận chuyển quá cảnh Toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam
3 Vàng miếng Sản xuất Toàn bộ lãnh thổ của Việt Nam
4 Vàng nguyên liệu Nhập khẩu, xuất khẩu để sản xuất vàng miếng Tất cả lãnh thổ Việt Nam
5 Xổ số kiến thiết Phát hành Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
6 Xì gà, thuốc lá điếu, Nhập khẩu (trừ việc nhập khẩu để kinh doanh bán hàng miễn thuế) Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
7 Hoạt động dự trữ quốc gia Quản lý, mua bán, bảo quản, nhập khẩu, xuất khẩu, bảo vệ hàng hóa thuộc Danh mục dự trữ quốc gia. Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
8 Tiền In và đúc Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
9 Tem bưu chính của Việt Nam Phát hành Tất cả lãnh thổ Việt Nam
10 Pháo hoa cùng các dịch vụ liên quan tới pháo hoa Mua bán, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, nhập khẩu, xuất khẩu Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
11 Hệ thống điện quốc gia Truyền tải và điều độ Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
Thủy điện đa mục tiêu, điện hạt nhân có ý nghĩa quan trọng về kinh tế và xã hội Xây dựng, vận hành Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
12 Dịch vụ công ích về bảo đảm an toàn hàng hải – Vận hành hệ thống luồng hàng hải công cộng và đèn biển. Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
13 Dịch vụ công ích về thông tin duyên hải Thực hiện khai thác, quản lý, vận hành hệ thống đài thông tin miền duyên hải Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
14. Bảo đảm hoạt động bay – Dịch vụ không lưu, thông báo tin tức hàng không

– Dịch vụ tìm kiếm và cứu nạn

Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
15. Mạng lưới kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị (Nhà nước đầu tư) Việc khai thác, quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt (không bao gồm bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt) Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
16. Công trình thủy lợi, thủy nông liên huyện, liên tỉnh, kè biển Quản lý và khai thác trong trường hợp giao kế hoạch Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
17. Dịch vụ lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng Cung ứng (ngoại trừ khu rừng bảo vệ cảnh quan được Nhà nước cho phép tổ chức kinh tế thuê, để bảo vệ và phát triển rừng, kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và môi trường). Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
18. Xuất bản phẩm Xuất bản (không bao gồm hoạt động in ấn, phát hành) Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
19. Mạng bưu chính công cộng Quản lý, khai thác và duy trì Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
20. Dịch vụ công ích về phát hành báo chí Cung ứng Toàn bộ lãnh thổ Việt Nam
Nhà nước độc quyền những ngành nào?
Nhà nước độc quyền những ngành nào?

Kết luận

Trên đây là giải thích về độc quyền là gì và các thông tin liên quan khác. Nếu còn thắc mắc, các bạn vui lòng liên hệ https://luatdaibang.net/, để được Luật Đại Bàng hỗ trợ nhanh chóng, cụ thể nhất nhé.