Nhằm tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và thúc đẩy phục hồi kinh tế sau đại dịch, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng (GTGT). Việc giảm thuế được kỳ vọng góp phần kích cầu tiêu dùng, hỗ trợ hoạt động sản xuất – kinh doanh trong nhiều ngành nghề. Trong bài viết dưới đây, Luật Đại Bàng sẽ tổng hợp những nội dung quan trọng nhất của Nghị định 44/2023/NĐ-CP.
Những nội dung quan trọng trong nghị định 44/2023/NĐ-CP
Để triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng, cụ thể như sau:
Giảm thuế giá trị gia tăng
Nghị định 44/2023/NĐ-CP quy định giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang chịu thuế suất 10% ngoại trừ các nhóm sau:
- Dịch vụ viễn thông, tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và kinh doanh, mua bán bất động sản.
- Kim loại, sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (trừ than), han cốc, dầu mỏ tinh chế, hóa chất.
- Những nhóm hàng hóa, dịch vụ đang phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Sản phẩm và dịch vụ liên quan đến ngành công nghệ thông tin.
- (Danh mục chi tiết được quy định tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo nghị định)
Lưu ý: Các nhóm hàng hóa, dịch vụ nêu trên nếu thuộc đối tượng không chịu thuế hoặc chịu thuế suất 5% thì không được giảm thuế theo chính sách này.
Việc giảm thuế VAT được áp dụng thống nhất tại tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, gia công, thương mại. Riêng đối với mặt hàng than khai thác bán ra nếu được thực hiện theo quy trình khép kín (kể cả có sàng tuyển, phân loại) vẫn được áp dụng giảm thuế. Tuy nhiên ở các khâu ngoài khâu khai thác bán ra nếu Phụ lục I thì không được giảm thuế.
Mức giảm cụ thể theo phương pháp tính thuế
Để đảm bảo áp dụng đúng chính sách giảm thuế nghị định quy định rõ mức giảm cụ thể theo từng phương pháp tính thuế giá trị gia tăng cụ thể như sau:
- Đối với doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ: Mức thuế suất được giảm từ 10% xuống còn 8%. Khi lập hóa đơn giá trị gia tăng doanh nghiệp cần ghi rõ mức thuế suất “8%” tại dòng thuế suất đồng thời thể hiện đầy đủ số tiền thuế giá trị gia tăng và tổng số tiền người mua phải thanh toán. Việc kê khai thuế đầu ra và khấu trừ thuế đầu vào được thực hiện theo đúng số thuế ghi trên hóa đơn đã giảm.
- Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu: Sẽ được giảm 20% mức tỷ lệ phần trăm tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc diện giảm thuế. Khi xuất hóa đơn bán hàng cần ghi rõ giá trị hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm sau đó ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT theo như Nghị quyết số 101/2023/QH15”.
Hướng dẫn về hóa đơn và kê khai thuế GTGT
Để thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng một cách thống nhất và đúng quy định, Nghị định cũng đưa ra hướng dẫn cụ thể về việc lập hóa đơn và kê khai thuế như sau:
- Nếu cơ sở kinh doanh bán nhiều loại hàng hóa/dịch vụ có thuế suất khác nhau cần ghi rõ từng mức thuế suất trên hóa đơn.
- Trường hợp đã lập hóa đơn và kê khai sai thì người bán và người mua phải xử lý hóa đơn theo quy định sau đó kê khai điều chỉnh thuế đầu vào/ đầu ra tương ứng.
- Việc kê khai hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế phải sử dụng mẫu số 01 tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định, nộp kèm với Tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng/quý.
Hiệu lực thi hành và tổ chức thực hiện nghị định 44/2023/NĐ-CP
Nghị định 44/2023/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2023 cho đến hết ngày 31/12/2023. Trong thời gian áp dụng các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ cùng với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đảm bảo có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra và giám sát việc thực hiện chính sách giảm thuế. Mục tiêu là đảm bảo người tiêu dùng hiểu và được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách giảm thuế giá trị gia tăng đồng thời ổn định cung cấp và giữ bình ổn mặt bằng giá cả hàng hóa, dịch vụ (chưa bao gồm thuế GTGT) trong suốt thời gian Nghị định có hiệu lực.
Bộ Tài chính được giao trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh/ thành phố và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm tổ chức thi hành nghiêm túc nội dung của Nghị định này.
Nghị định 44/2023/NĐ-CP là chính sách quan trọng trong giai đoạn phục hồi kinh tế, góp phần giảm chi phí đầu vào, kích thích tiêu dùng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh. Nếu bạn cần tìm hiểu chi tiết về cách áp dụng Nghị định khác cùng những nội dung về luật hay tư vấn thuế khác đừng ngần ngại liên hệ với Luật Đại Bàng. Đội ngũ luật sư, chuyên gia hàng đầu của chúng tôi sẽ liên hệ và hỗ trợ bạn.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam