Luật Tố Cáo – Quy Định Mới Nhất Được Áp Dụng Năm 2025

Luật tố cáo được áp dụng trong các trường hợp xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo. Tìm hiểu chi tiết quy trình thụ lý và xử lý cụ thể như thế nào qua bài viết dưới đây của luatdaibang nhé!

Luật tố cáo tổng hợp quyền và nghĩa vụ của những bên có liên quan

Trong một vụ việc tố cáo sẽ có ba bên liên quan. Dưới đây là quyền và nghĩa vụ của từng bên được quy định trong luật:

Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của bên tố cáo

Bên tố cáo sẽ có các quyền: Thực hiện quyền tố cáo theo đúng những quy định được thể hiện trong văn bản Luật này. Đồng thời, các thông tin như tên, tuổi, địa chỉ, nơi công tác,… đều không bị tiết lộ cho bất kỳ ai. Người tố cáo cũng sẽ được cơ quan chức năng thông báo sau khi tiếp nhận thông tin là có thụ lý hay không và được tiếp tục tố cáo nếu có thêm căn cứ.

Người tố cáo cũng sẽ có những  trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể khi tố cáo là: Cung cấp đầy đủ thông tin, trình bày nội dung tố cáo một cách trung thực, chịu trách nhiệm với mọi thông tin mà mình cung cấp trong hồ sơ tố cáo. Đồng thời, bên này còn cần hợp tác với bên chịu trách nhiệm giải quyết nếu như có yêu cầu. Bên cạnh đó còn phải đền bù nếu như hành vi tố cáo là sai sự thật.

Các quy định chung về quyền và nghĩa vụ của bên tố cáo
Các quy định chung về quyền và nghĩa vụ của bên tố cáo

Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của bên bị tố cáo

Bên bị tố cáo cũng sẽ có quyền và nghĩa vụ của mình. Về quyền bao gồm: Nhận thông báo nội dung tố cáo, nhận giải trình về các chứng cứ, yêu cầu các cơ quan xử lý nếu hành vi tố cáo sai sự thật. Ngoài ra được phục hồi danh dự và quyền lợi và khiếu nại nếu không đồng ý với quyết định xử lý của cơ quan có thẩm quyền.

Theo quy định của luật tố cáo, bên này có nghĩa vụ có mặt để làm theo yêu cầu của bên chịu trách nhiệm giải quyết. Giải trình về hành vi bị tố cáo, chấp hành quyết định của cơ quan xử lý và bồi thường thiệt hại được gây ra bởi hành vi trái pháp luật của mình.

Bên bị tố cáo có các quyền và nghĩa vụ riêng trong vụ việc
Bên bị tố cáo có các quyền và nghĩa vụ riêng trong vụ việc

Quy định chung về quyền và nghĩa vụ của cơ quan giải quyết tố cáo

Quyền của người giải quyết tố cáo là yêu cầu đôi bên đến làm việc. Yêu cầu các bên liên quan và các cơ quan có chức năng cung cấp hồ sơ, giấy tờ phục vụ cho vụ việc. Sau khi xác minh cần phải kết luận nội dung tố cáo và xử lý kết luận nội dung theo các thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của bên này trong luật tố cáo đó là đảm bảo khách quan, đúng pháp luật. Áp dụng những biện pháp bảo vệ an toàn cho bên tố cáo và đảm bảo bảo mật về thông tin của bên tố cáo. Thông báo cho bên bị tố cáo về vụ việc và quyết định xử lý. Đồng thời cần chịu trách nhiệm với cách giải quyết tố cáo của mình trước pháp luật.

Cơ quan giải quyết có nhiều trách nhiệm quan trọng luật tố cáo
Cơ quan giải quyết có nhiều trách nhiệm quan trọng luật tố cáo

Hình thức tiếp nhận và xử lý ban đầu trong luật tố cáo

Hình thức tiếp nhận ban đầu cũng được quy định rõ ràng trong luật tố cáo. Cụ thể trình tự từng bước như sau:

  • Hình thức tố cáo: Thực hiện bằng đơn hoặc đến cơ quan có thẩm quyền trực tiếp trình bày.
  • Tiếp nhận tố cáo: Nếu tố cáo bằng đơn thì cần ghi rõ ngày, giờ, thời gian và thông tin bên tố cáo rồi ký tên. Còn nếu tố cáo trực tiếp thì người tiếp nhận sẽ hướng dẫn viết đơn tố cáo theo mẫu quy định rồi ký vào. Cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm tiếp nhận.
  • Xử lý ban đầu: Trong 7 ngày sau khi tiếp nhận tố cáo, cơ quan sẽ vào sổ, kiểm tra thông tin gệ tố cáo. Nếu có nhiều thông tin cần xác minh thì không quá 10 ngày làm việc.
  • Tiếp nhận và xử lý các thông tin, giấy tờ, hồ sơ có nội dung tố cáo. Có hai trường hợp xảy ra là nội dung tố cáo có hoặc không có thông tin cụ thể.
  • Xử lý các hồ sơ do cơ quan có thẩm quyền và báo chí gửi. Bên tiếp nhận cần lấy thêm thông tin từ các bệ này để bổ sung vào hồ sơ, đảm bảo tính chính xác và khách quan, công bằng.
  • Xử lý và ngăn chặn các hành vi có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật.

Trình tự giải quyết tố cáo được quy định trong luật tố cáo

Luật tố cáo quy định trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo rất rõ ràng. Thông qua các bước:

Thụ lý tố cáo

Bên giải quyết cần thụ lý vụ việc nếu như hồ sơ có đủ các điều kiện được quy định cụ thể: làm theo đúng luật điều 23, người tố cáo đủ hành vi dân sự, vụ việc thuộc thẩm quyền, có đủ cơ sở để xác định hành vi vi phạm. Trong 5 ngày làm việc, bên phía thụ lý cần phải có trách nhiệm báo cho hai bên nắm được thông tin.

Thời gian giải quyết trong luật tố cáo

Kể từ khi thụ lý, không quá 30 ngày hồ sơ sẽ được giải quyết. Đối với các vụ việc phức tạp được gia hạn 1 lần, sự việc đặc biệt phức tạp được gia hạn 2 lần, mỗi lần gia hạn không quá 30 ngày. Thời hạn này sẽ được bên giải quyết tố cáo thông báo cho đôi bên.

Thời gian giải quyết các vụ việc tố cáo được quy định rõ trong luật
Thời gian giải quyết các vụ việc tố cáo được quy định rõ trong luật

Xác minh nội dung tố cáo

Quá trình xác minh yêu cầu người giải quyết cần phải thực hiện bằng văn bản. Văn bản này cần nêu rõ nội dung cần xác minh là gì. Tiến hành những biện pháp cần thiết để kiểm tra thông tin, thu thập tài liệu, chứng cứ, liên hệ với các bên liên quan. Cần phải tạo điều kiện để bên bị tố cáo nắm được thông tin và có cơ hội giải trình.

Rút tố cáo

Đến bước này người tố cáo sẽ được quyền rút toàn bộ hoặc 1 phần nội dung tố cáo của mình. Yêu cầu cung cấp văn bản theo quy định. Nếu như chỉ rút 1 phần thì những nội dung chưa được rút sẽ được tiếp tục xử lý theo đúng trình tự. Nếu hành vi tố cáo có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì không được rút và vẫn tiếp tục xử lý bình thường.

Bài viết ngày hôm nay của chúng tôi đã tổng hợp các thông tin quan trọng nhất trong luật tố cáo. Nếu như bạn muốn nhận tư vấn pháp luật, hỗ trợ về vấn đề pháp lý, thủ tục, hồ sơ hãy liên hệ ngay đến dịch vụ của luatdaibang nhé!