Thuế bảo vệ môi trường là một khoản thu ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau để tìm hiểu thông tin luật thuế bảo vệ môi trường và giải đáp các thắc mắc liên quan.
Tìm hiểu sơ lược về khái niệm thuế bảo vệ môi trường
Theo Khoản 1 Điều 2 của luật thuế bảo vệ môi trường năm 2010, thuế bảo vệ môi trường được hiểu là một loại thuế gián thu, thu trên các mặt hàng hóa khi sử dụng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Như vậy, thuế bảo vệ môi trường là một khoản thu trong ngân sách nhà nước nhằm điều tiết các hoạt động có tác động xấu đến môi trường và kiểm soát tình trạng ô nhiễm môi trường. Vì vậy, bất kể hàng hóa nào có nguy cơ gây hại đến môi trường khi sử dụng đều bị tính thuế bảo vệ môi trường (ví dụ như xăng dầu, túi nilong,…).
Tổng hợp các đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường
Theo Điều 3 luật thuế bảo vệ môi trường, đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường bao gồm các nhóm hàng hóa sau:
- Xăng dầu, mỡ nhờn
- Xăng, trừ etanol
- Nhiên liệu bay
- Dầu diezel
- Dầu hỏa
- Dầu mazut
- Dầu nhờn
- Mỡ nhờn
- Than đá
- Than nâu
- Than an-tra-xít (antraxit)
- Than mỡ
- Than đá khác
- Dung dịch HCFC
- Túi nilon nằm trong diện đối tượng cần phải chịu thuế
- Thuốc bảo quản lâm sản, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ mối thuộc loại hạn chế sử dụng, thuốc khử trùng kho.
Xem thêm: Luật Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt – Những Điều Bạn Cần Biết
Danh sách đối tượng không chịu thuế bảo vệ môi trường
Đối tượng không phải chịu thuế bảo vệ môi trường là những mặt hàng hóa không quy định tại Điều 3 của luật thuế về bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, hàng hóa quy định tại Điều 3 luật thuế bảo vệ môi trường không chịu thuế trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa vận chuyển quá cảnh hoặc chuyển khẩu qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam theo quy định, bao gồm hàng hóa vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu đi qua cửa khẩu của Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập hoặc xuất khẩu tại Việt Nam; hàng hóa quá cảnh qua biên giới, cửa khẩu Việt Nam thông qua các hiệp định ký kết giữa Việt Nam và nước ngoài.
- Hàng tái xuất khẩu, tạm nhập khẩu trong thời gian quy định của pháp luật.
- Hàng hóa do cơ sở sản xuất trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác xuất khẩu cho các cơ sở kinh doanh xuất khẩu, trừ trường hợp cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu.
Căn cứ quan trọng dùng để tính thuế bảo vệ môi trường
Căn cứ dùng tính thuế bảo vệ môi trường là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối. Số lượng hàng hóa tính thuế bảo vệ môi trường được quy định gồm:
- Đối với các mặt hàng sản xuất trong nước, số lượng hàng hóa tính thuế là số hàng hóa sản xuất trao đổi, bán ra, tiêu dùng nội bộ hoặc cho tặng.
- Đối với mặt hàng nhập khẩu, số lượng hàng hóa tính thuế chính là số hàng hóa được nhập khẩu.
Mức thuế suất tuyệt đối dùng để tính thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định cụ thể theo Điều 8, chương 2 của luật thuế về bảo vệ môi trường như sau:
- Xăng, trừ etanol có mức thuế từ 1.000 đến 4.000 đồng/ 1 lít hàng hóa.
- Nhiên liệu bay có mức thuế từ 1.000 đến 3.000 đồng/ 1 lít hàng hóa.
- Dầu diezel có mức thuế từ 500 đến 2.000 đồng/ 1 lít hàng hóa.
- Dầu hỏa, dầu mazut, dầu nhờn có mức thuế từ 300 đến 2.000 đồng/ 1 lít hàng hóa.
- Mỡ nhờn có mức thuế từ 300 đến 2.000 đồng/ 1 kg hàng hóa.
- Than nâu, than mỡ, than đá khác có mức thuế từ 10.000 đến 30.000 đồng/ 1 tấn hàng hóa.
- Than an-tra-xít (antraxit) có mức thuế từ 20.000 đến 50.000 đồng/ 1 tấn hàng hóa.
- Dung dịch Hydro-chloro-fluoro-carbon (HCFC) có mức thuế từ 1.000 đến 5.000 đồng/ 1 kg hàng hóa.
- Túi ni lông thuộc diện chịu thuế có mức thuế từ 30.000 đến 50.000/ 1 kg hàng hóa.
- Thuốc diệt cỏ thuộc loại hạn chế sử dụng có mức thuế từ 500 đến 2.000 đồng/ 1 kg hàng hóa.
- Thuốc trừ mối, thuốc khử trùng kho, thuốc bảo quản lâm sản thuộc loại hạn chế sử dụng có mức thuế từ 1.000 đến 3.000 đồng/ 1 kg hàng hóa.
Người phải đứng ra nộp thuế bảo vệ môi trường
Thuế bảo vệ môi trường thu trên hàng hóa nằm trong diện chịu thuế, vì vậy theo quy định thì những cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường sẽ là người đứng ra nộp thuế.
Đồng thời, có một số quy định với các trường hợp đặc thù để hạn chế phát sinh vướng mắc khi triển khai luật như sau:
- Trường hợp ủy thác nhập khẩu thì người nhận ủy thác nhập khẩu hàng hóa thuộc diện phải chịu thuế bảo vệ môi trường là người nộp thuế.
- Trường hợp các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ lẻ mà không xuất trình được giấy tờ chứng minh hàng hóa đã nộp thuế bảo vệ môi trường thì cá nhân, hộ gia đình, tổ chức làm đầu mối thu mua sẽ là người chịu trách nhiệm nộp thuế.
Kê khai, tính thuế, nộp và hoàn thuế bảo vệ môi trường
Theo luật thuế bảo vệ môi trường, quy định về thời điểm tính thuế, khai thuế, nộp thuế và hoàn thuế bảo vệ môi trường như sau:
Thời điểm tính thuế
- Đối với các mặt hàng sản xuất trao đổi, bán ra, cho tặng, thời điểm tính thuế là thời điểm chuyển giao quyền sử dụng và quyền sở hữu hàng hóa.
- Đối với các mặt hàng đưa vào tiêu dùng nội bộ, thời điểm dùng để tính thuế là thời điểm đưa các mặt hàng đó vào sử dụng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm dùng để tính thuế là khi đăng ký tờ khai hải quan.
- Đối với xăng dầu sản xuất hoặc nhập khẩu để bán, thời điểm tính thuế là khi đầu mối kinh doanh xăng dầu bán ra.
Thời điểm kê khai, tính thuế và nộp thuế
- Đối với hàng hóa sản xuất bán ra, trao đổi, cho tặng, tiêu dùng nội bộ được kê khai, tính và nộp thuế bảo vệ môi trường theo tháng.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu, kê khai, tính và nộp thuế thực hiện dùng thời điểm với việc khai và nộp thuế nhập khẩu.
- Thuế bảo vệ môi trường chỉ thực hiện nộp một lần duy nhất đối với các mặt hàng sản xuất hoặc nhập khẩu.
Xem thêm: Luật Thuế Thu Nhập Cá Nhân – Thông Tin Chi Tiết Nhất
Hoàn thuế
Theo quy định của luật quản lý thuế, người nộp thuế được hoàn lại thuế trong các trường hợp như sau:
- Hàng hóa nhập khẩu còn đang lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và chịu sự giám của Hải quan được tái xuất khẩu ra nước ngoài.
- Hàng hóa nhập khẩu để bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam.
- Xăng dầu bán cho phương tiện vận tải của nước ngoài trên tuyến đường qua cảng của Việt Nam hoặc phương tiện vận tải Việt Nam đang trên tuyến đường vận tải quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Các mặt hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh tạm nhập, tái xuất.
- Hàng hóa được nhập khẩu do người nhập khẩu tái xuất khẩu sang nước ngoài.
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm theo quy định trước khi tái xuất ra nước ngoài.
Các cá nhân và tổ chức đang đối mặt với thách thức hoặc cần hỗ trợ về luật quản lý Thuế và các dịch vụ pháp lý liên quan, đừng chần chừ mà hãy liên hệ với Luật Đại Bàng. Chúng tôi cung cấp tư vấn pháp lý chuyên nghiệp, giúp bạn giải quyết các vấn đề phức tạp một cách nhanh chóng và chính xác, đảm bảo quyền lợi và tuân thủ pháp luật. Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn trong mọi vấn đề pháp lý bạn đang gặp phải.
Trên đây là chia sẻ của Luật Đại Bàng về luật thuế bảo vệ môi trường hiện hành. Để được tư vấn đầy đủ và chính xác nhất, mời quý khách liên hệ trực tiếp đến tổng đài của chúng tôi để được hỗ trợ về vấn đề mà bạn đang gặp phải.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam