Những Nội Dung Tại Luật Hòa Giải Đối Thoại Tại Tòa Án

Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án số 58/2020/QH14 là một bước tiến quan trọng trong cải cách tư pháp tại Việt Nam chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.

Luật được ban hành nhằm tạo cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại và hòa giải trước khi khởi kiện ra Tòa án góp phần giảm tải cho hệ thống tư pháp, tiết kiệm thời gian, chi phí đồng thời tăng cường sự đồng thuận giữa các bên. Trong bài viết này, Luật Đại Bàng sẽ cung cấp cho bạn những nội dung liên quan của bộ Luật này.

Luật hòa giải đối thoại tại tòa án được hiểu là gì?

Hòa giải, đối thoại là bộ luật đã được quốc hội thông qua
Hòa giải, đối thoại là bộ luật đã được quốc hội thông qua

Luật Hòa giải đối thoại tại tòa án số 58/2020/QH14 đã được Quốc hội thông qua vào ngày 16/6/2020 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 là một đạo luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật thiết lập cơ chế hòa giải và đối thoại tại Tòa án nhằm hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp một cách hiệu quả giảm tải cho hệ thống tư pháp và thúc đẩy sự đồng thuận trong xã hội.

Phạm vi áp dụng của Luật hòa giải đối thoại tại tòa án

Phạm vi áp dụng là các vụ hòa giải và đổi thoải thực hiện tại Tòa án
Phạm vi áp dụng là các vụ hòa giải và đổi thoải thực hiện tại Tòa án

Luật áp dụng đối với các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm:

  • Hòa giải tại Tòa án: Hoạt động do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự nhằm hỗ trợ các bên thỏa thuận giải quyết tranh chấp.
  • Đối thoại tại Tòa án: Hoạt động do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thực hiện thụ lý vụ án hành chính nhằm hỗ trợ các bên thống nhất giải quyết khiếu kiện hành chính.

Tuy nhiên Luật không áp dụng đối với hoạt động hòa giải, đối thoại đã được quy định tại các luật khác.

Những quy định, nội dung trong luật hòa giải đối thoại tại tòa án

Dưới đây là các nội dung chính của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án số 58/2020/QH14, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021:

Nguyên tắc và chính sách của nhà nước về hòa giải, đối thoại

Hòa giải, đối thoại phải thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện, tôn trọng
Hòa giải, đối thoại phải thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện, tôn trọng

Nguyên tắc và chính sách của Nhà nước trong hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án được quy định như sau:

  • Nguyên tắc: Hòa giải và đối thoại tại Tòa án được thực hiện dựa trên cơ sở tự nguyện, tôn trọng quyền tự do định đoạt của các bên bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử, bảo vệ quyền cùng như lợi ích hợp pháp của các bên, bảo mật thông tin và không được sử dụng thông tin thu thập trong quá trình hòa giải, đối thoại làm chứng cứ trong quá trình giải quyết vụ việc trừ trường hợp các bên đồng ý hoặc pháp luật có quy định khác.
  • Chính sách của nhà nước: Nhà nước có quyền khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải, đối thoại tại Tòa án, khuyến khích những người có đủ điều kiện làm Hòa giải viên và bảo đảm kinh phí cho hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ ngân sách nhà nước và các nguồn hợp pháp khác

Quyền các bên tham gia hòa giải

  • Đồng ý hoặc từ chối tham gia vào vụ hòa giải, đối thoại.
  • Lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách của Tòa án có thẩm quyền.
  • Yêu cầu thay đổi Hòa giải viên nếu có lý do chính đáng.
  • Đề xuất phương án giải quyết tranh chấp nếu không hòa giải.
  • Yêu cầu Tòa án phải công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành công.

Nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại

Các bên tham gia hòa giải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ cho Hòa giải viên
Các bên tham gia hòa giải có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ cho Hòa giải viên
  • Tuân thủ pháp luật và quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
  • Tham gia hòa giải, đối thoại với tinh thần thiện chí, hợp tác.
  • Cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc theo yêu cầu của Hòa giải viên.
  • Tôn trọng Hòa giải viên và các bên liên quan.
  • Thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành công.

Trình tự và thủ tục hòa giải, đối thoại

Quy trình hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định của Luật được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:

Bước 1: Sau khi nhận được đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu giải quyết vụ việc Tòa án sẽ tiến hành xem xét và lựa chọn vụ việc đủ điều kiện để đưa ra hòa giải, đối thoại. Trong trường hợp phù hợp Tòa án chuyển hồ sơ vụ việc đến Hòa giải viên để tổ chức hoạt động hòa giải, đối thoại giữa các bên.

Bước 2: Hòa giải viên sau khi được chỉ định sẽ có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ và chuẩn bị tổ chức phiên hòa giải, đối thoại. Thời hạn chuẩn bị và thực hiện là 20 ngày kể từ ngày được chỉ định. Đối với các vụ việc có tình tiết phức tạp hoặc cần nhiều thời gian để xác minh, thu thập thông tin thời hạn có thể được kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày.

Bước 3: Trong Trong phiên hòa giải, đối thoại nếu các bên đạt được sự đồng thuận về việc giải quyết tranh chấp Hòa giải viên sẽ lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại thành công. Biên bản này thể hiện rõ nội dung thỏa thuận và cam kết thực hiện của các bên liên quan.

Bước 4: Trên cơ sở biên bản đã được lập và nếu các bên có yêu cầu Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành. Quyết định này có giá trị pháp lý tương đương với bản án quyết định của Tòa án và được thi hành theo quy định pháp luật.

Các trường hợp không thể hòa giải, đối thoại

Không được hòa giải đối thoại nếu gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước
Không được hòa giải đối thoại nếu gây thiệt hại cho tài sản Nhà nước

Theo quy định tại Điều 19 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án có một số tình huống mà hoạt động hòa giải, đối thoại không được thực hiện, cụ thể như sau:

  • Khi yêu cầu liên quan đến bồi thường thiệt hại tài sản của Nhà nước, hòa giải hoặc đối thoại sẽ không được tiến hành do tính chất đặc thù và trách nhiệm công vụ liên quan.
  • Đối với các vụ việc phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái với đạo đức xã hội, hoạt động hòa giải, đối thoại không thể thực hiện vì không phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật và chuẩn mực xã hội.
  • Trường hợp người tham gia hòa giải như người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đã được mời hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ khi họ có lý do chính đáng hoặc gặp sự kiện bất khả kháng, thì hòa giải, đối thoại sẽ không tiếp tục.
  • Khi một bên trong vụ ly hôn mất năng lực hành vi dân sự
  • Nếu bất kỳ bên nào trong vụ việc đề nghị không thực hiện hòa giải, đối thoại, yêu cầu này sẽ được tôn trọng và quy trình hòa giải sẽ không được triển khai.
  • Ngoài ra, còn có các tình huống khác do pháp luật quy định mà trong đó việc hòa giải, đối thoại là không phù hợp hoặc không thể thực hiện.

Điều kiện được bổ nhiệm thành Hòa giải viên

Hòa giải viên được bổ nhiệm nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định
Hòa giải viên được bổ nhiệm nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu theo quy định

Khoản 1 Điều 10 của Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án đã quy định rõ ràng để được bổ nhiệm làm Hòa giải viên, cá nhân phải đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Là công dân Việt Nam thường trú trong nước, một lòng trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phẩm chất đạo đức tốt và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định pháp luật.
  • Đã từng giữ các chức danh như Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên, Kiểm sát viên, Chấp hành viên thi hành án dân sự, hoặc từng là luật sư, chuyên gia, nhà chuyên môn có tối thiểu 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực liên quan; đồng thời am hiểu phong tục tập quán và có uy tín trong cộng đồng.
  • Có kinh nghiệm và kỹ năng thực tiễn trong công tác hòa giải, đối thoại.
  • Có sức khỏe phù hợp để đảm đương nhiệm vụ.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại được cơ sở đào tạo thuộc Tòa án nhân dân tối cao cấp, trừ những người đã từng giữ chức danh chuyên môn cao cấp tại các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự hoặc thanh tra.

Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án không chỉ là công cụ pháp lý hữu hiệu để giải quyết tranh chấp một cách thân thiện, hiệu quả mà còn thể hiện rõ định hướng xây dựng một nền tư pháp nhân văn, gần dân. Liên hệ ngay với Luật Đại Bàng để được tư vấn chuyên sâu về Luật Hòa giải và các bộ luật dân sự khác. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp pháp lý tối ưu, hiệu quả nhất cho bạn.