Luật Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là một trong những văn bản pháp lý quan trọng, quy định chi tiết về tổ chức, quyền lợi và nghĩa vụ của sĩ quan trong Quân đội Nhân dân Việt Nam. Luật đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2024 với những điều chỉnh đáng chú ý. Bài viết dưới đây sẽ điểm qua những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng của Luật Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 2024.
Luật Sĩ quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là gì?
Luật Sĩ quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam là văn bản pháp luật do Quốc hội ban hành quy định về tổ chức, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của sĩ quan trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc xây dựng, quản lý và sử dụng đội ngũ sĩ quan góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của Quân đội nhân dân Việt Nam. Luật đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2008, 2014, 2019 và gần nhất là năm 2024 với Luật số 52/2024/QH15 có hiệu lực từ ngày 01/12/2024.
Cập nhật nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Sĩ quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam
Dưới đây là những nội dung sửa đổi, bổ sung quan trọng trong Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam năm 2024:
Chức vụ, chức danh sĩ quan
Tại Điều 11 về Chức vụ, chức danh của sĩ quan đã được điều chỉnh theo hướng quy định rõ ràng hơn hệ thống chức vụ cơ bản trong quân đội. Theo đó chức vụ của sĩ quan được xác định từ cấp cao nhất nhất đến thấp nhất cụ thể như sau:
- Lãnh đạo cấp cao nhất: Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
- Lãnh đạo cấp Tổng cục và Quân khu: Phó Tổng Tham mưu trưởng; Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Chủ nhiệm, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh và Chính ủy các Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn.
- Cấp Phó của Tổng cục, Quân khu: Phó Chủ nhiệm Tổng cục; Phó Tổng cục trưởng; Phó Chính ủy Tổng cục; Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy các Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Quân đoàn.
- Chỉ huy cấp Binh chủng và Vùng Hải quân: Tư lệnh, Chính ủy và các Phó Tư lệnh, Phó Chính ủy.
- Cấp Sư đoàn, tỉnh, huyện: Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh; Trung đoàn, Lữ đoàn, Tiểu đoàn, Đại đội và Trung đội.
Ngoài các chức vụ nêu trên trong Luật cũng giao chi Chính phủ quy định chức vụ, chức danh tương đương với các cấp Tổng cục trở lên (điểm đ,e,g) và giao cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chức vụ, chức danh tương đương đối với các cấp từ Binh chủng, Vùng Hải quân trở xuống đến Trung đội trưởng (điểm h đến r).
Cấp bậc quân hàm cao nhất với chức vụ và chức danh của sĩ quan
Luật sửa đổi, bổ sung Điều 15 đã làm rõ các quy định về cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan từ cấp Đại tướng đến cấp Tá, cấp Úy. Theo đó số lượng sĩ quan giữ các cấp bậc quân hàm cao nhất được giới hạn trong đó có các vị trí như Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng với các sĩ quan biệt phái tại Quốc hội. Cũng theo quy định mới Chính phủ sẽ quyết định các vị trí cấp bậc quân hàm cao nhất đối với các đơn vị mới thành lập hoặc tổ chức lại đảm bảo sự phát triển phù hợp với yêu cầu công tác.
Quy định về thăng quân hàm, nâng lương dành cho sĩ quan trước thời hạn
Điều 18 sửa đổi quy định về việc thăng quân hàm và nâng lương sĩ quan trước thời hạn. Cụ thể, sĩ quan có thể sẽ được thăng quân hàm trước thời hạn nếu lập chiến công xuất sắc trong chiến đấu hoặc công tác hoặc hoàn thành tốt nhiệm vụ vượt cấp bậc quân hàm hiện tại. Sĩ quan cũng có thể được nâng lương trước thời hạn nếu đạt thành tích xuất sắc trong chiến đấu hoặc công tác. Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sẽ quy định các tiêu chí cụ thể để xét thăng quân hàm sĩ quan cấp Tướng, cấp Tá và cấp Úy.
Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan
Nhằm đáp ứng yêu cầu của tổ chức sử dụng lực lượng sĩ quan phù hợp với đặc thù công tác và sự phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung đã điều chỉnh Điều 13 theo hướng cụ thể hóa và linh hoạt hơn về tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan cụ thể như sau:
(1) Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm cụ thể quy định như sau:
- Cấp úy: 50 tuổi
- Thiếu tá: 52 tuổi
- Trung tá: 54 tuổi
- Thượng tá: 56 tuổi
- Đại tá: 58 tuổi
- Cấp tướng: 60 tuổi
(2) Trường hợp quân đội có nhu cầu và sĩ quan đáp ứng đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, sức khỏe đồng thời tự nguyện thì có thể được kéo dài tuổi phục vụ không quá 5 năm hoặc trong trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn theo quy định cụ thể của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
(3) Hạn tuổi cao nhất đối với sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy từ cấp Quân đoàn trở xuống (quy định tại điểm đ, e, g, h, i, k, l, m, n, o, p, q, r khoản 1 Điều 11) do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định, nhưng không vượt quá hạn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này.
Thanh toán tiền lương khi không nghỉ hằng năm
Khoản 3 Điều 32 bổ sung quy định về việc sĩ quan không được nghỉ hằng năm do yêu cầu nhiệm vụ. Trường hợp này ngoài tiền lương sĩ quan sẽ được thanh toán thêm một khoản tiền tương đương với tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Quy định nghỉ hưu khi đủ điều kiện đóng bảo hiểm xã hội
Khoản 3 Điều 36 bổ sung quy định về sĩ quan đủ tuổi phục vụ tại ngũ và đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên sẽ được nghỉ hữu nhằm tạo điều kiện cho sĩ quan được hưởng các chế độ hưu trí khi đủ điều kiện.
Tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị
Điều 38 sửa đổi quy định về tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị. Cụ thể hạn tuổi cao nhất của sĩ quan dự bị sẽ được quy định theo từng cấp bậc quân hàm từ cấp úy đến cấp tướng với tuổi phục vụ cao nhất là 63 đối với sĩ quan cấp tướng. Ngoài ra hạn tuổi phục vụ của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã sẽ thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
Thay đổi và bổ sung một số từ, cụm từ trong các điều khoản
Điều 15 trong sửa đổi, bổ sung một số từ, cụm từ để làm rõ các quy định trong Luật Sĩ quan Quân đội. Các thay đổi bao gồm việc bổ sung từ “chức danh” vào các điều khoản liên quan đến chức vụ sĩ quan bổ sung cụm từ về chế độ an điều dưỡng và hỗ trợ tang lễ cùng một số thay đổi trong các điều khoản khác như việc thay thế từ “hộ khẩu” bằng “thường trú” và điều chỉnh một số quy định về kế hoạch và quyết định của Chính phủ.
Quyền lợi của sĩ quan trong biệt phái
Khoản 1 Điều 2 sửa đổi quy định về quyền lợi và trách nhiệm của sĩ quan trong thời gian biệt phái. Theo đối, sĩ quan biệt phái sẽ thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm như sĩ quan đang công tác trong quân đội và được đảm bảo các điều kiện làm việc, sinh hoạt tại cơ quan, tổ chức nơi biệt phái. Khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái, sĩ quan sẽ được xem xét, bố trí chức vụ phù hợp nếu được bố trí chức vụ thấp hơn sẽ được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ cũ.
Cấp bậc hàm cao nhất với chức vụ và chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
Điều 25 sửa đổi và bổ sung quy định về cấp bậc hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân. Theo đó cấp bậc hàm cao nhất được quy định như sau:
- Đại tướng: Dành cho Bộ trưởng Bộ Công an.
- Thượng tướng: Số lượng không quá 07 bao gồm Thứ trưởng Bộ Công an và sĩ quan biệt phái giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội.
- Trung tướng, Thiếu tướng: Số lượng không vượt quá 197.
Quy định về việc chăm sóc sức khỏe cho sĩ quan và thân nhân
Điều 33 sửa đổi quy định chăm sóc sức khỏe cho sĩ quan tại ngũ và thân nhân của họ. Sĩ quan tại ngũ sẽ được đảm bảo chăm sóc sức khỏe khi bị thương, ốm đau, thai sản, tai nạn hoặc rủi ro nghề nghiệp. Thân nhân của sĩ quan bao gồm cha mẹ đẻ, vợ, chồng và con hợp pháp dưới 18 tuổi sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế và hưởng các chế độ khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Quyền lợi và phong, thăng cấp của sĩ quan biệt phái
Khoản 2 Điều 29 được sửa đổi và bổ sung quy định về quyền lợi của sĩ quan Công an nhân dân biệt phái. Theo đó sĩ quan biệt phái sẽ được hưởng chế độ và chính sách tương đương với sĩ quan đang công tác trong Công an nhân dân bao gồm việc phong, thăng, giáng, tước cấp bậc hàm như đối với sĩ quan công tác trong ngành.
Khi kết thúc nhiệm vụ biệt phái, sĩ quan sẽ được xem xét, bố trí vào chức vụ tương đương với chức vụ biệt phái trước đó và được giữ nguyên quyền lợi của chức vụ biệt phái. Quy định này đảm bảo quyền lợi cho sĩ quan biệt phái khi hoàn thành nhiệm vụ và quay lại công tác trong ngành.
Chế độ an điều dưỡng, hỗ trợ tang lễ
Điểm e khoản 1 Điều 37 bổ sung chế độ an điều dưỡng, chăm sóc khi mắc bệnh hiểm nghèo và chế độ hỗ trợ tang lễ khi sĩ quan từ trần. Các chế độ này sẽ được quy định rõ ràng trong các văn bản của Chính phủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho sĩ quan khi gặp khó khăn về sức khỏe hoặc gia đình.
Những sửa đổi và bổ sung trong Luật Sĩ Quan Quân Đội Nhân Dân Việt Nam 2024 không chỉ giúp hoàn thiện hệ thống quy định mà còn nâng cao chất lượng hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên hữu ích đối với bạn, nếu cần tư vấn pháp luật và thuế liên hệ ngay với Luật Đại Bàng. Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp sẽ luôn sẵn sàng đồng hành và hỗ trợ bạn.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam