Luật Phá Sản – Những Văn Bản Hướng Dẫn Thủ Tục Phá Sản

Luật phá sản là gì? Mọi doanh nghiệp khi thành lập đều mong muốn phát triển lâu dài và bền vững. Tuy nhiên trong kinh doanh, làm ăn thua lỗ dẫn tới vỡ nợ, phá sản đôi khi không tránh khỏi. Vậy hãy cùng luatdaibang.net tìm hiểu về vấn đề này sau đây các bạn nhé. 

Khi nào thì doanh nghiệp bị xem là phá sản?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 4 của Luật Phá sản năm 2014 – phá sản là tình trạng của hợp tác xã, doanh nghiệp bị mất khả năng thanh toán và Toà án Nhân dân (TAND) ra quyết định về tuyên bố phá sản.

Doanh nghiệp phá sản khi nào?
Doanh nghiệp phá sản khi nào?

Tại khoản 1 Điều 4 luật này đã nêu rõ, hợp tác xã/doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán nếu doanh nghiệp, hợp tác xã đó đến hạn thanh toán nợ. Tuy nhiên không thực hiện nghĩa vụ thanh toán từ 03 tháng trở lên. Bên cạnh đó, doanh nghiệp không thể tự tuyên bố phá sản. Mà cần phải làm thủ tục phá sản theo đúng trình tự quy định, để Tòa án ra quyết định phá sản.

Tóm lại, doanh nghiệp/hợp tác xã phải có đủ cả 02 yếu tố là mất khả năng thanh toán nợ và có quyết định tuyên bố phá sản từ Tòa án thì mới bị coi là phá sản.

Luật Phá sản cùng các văn bản hướng dẫn cụ thể 

Vào ngày 19/06/2014, Quốc hội đã thông qua Luật Phá sản 2014. Luật này quy định về trình tự, thụ lý, thủ tục nộp đơn cũng như mở thủ tục phá sản. Đồng thời xác định rõ nghĩa vụ về tài sản, biện pháp bảo toàn tài sản trong quá trình giải quyết phá sản. Các thủ tục tuyên bố phá sản, phục hồi hoạt động kinh doanh và thi hành quyết định tuyên bố phá sản.

Cho tới thời điểm hiện nay, Luật Phá sản năm 2014 (đính chính bởi Công văn 2573/UBPL13 năm 2014) chính là Luật Phá sản mới nhất và vẫn đang có hiệu lực thi hành, cũng như chưa có văn bản thay thế. Các văn bản hướng dẫn Luật Phá sản 2014 như sau:

  • Nghị định số 22/2015/NĐ-CP chỉ dẫn Luật Phá sản về Quản tài viên, hành nghề quản lý và thanh lý tài sản
  • Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản hợp tác xã và doanh nghiệp 
  • Thông tư 01/2015/TT-CA về Quy chế làm việc của Tổ Thẩm phán khi giải quyết vụ việc phá sản được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
  • Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐTP hướng dẫn về quy định của Luật phá sản được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
Luật Phá sản 2014 vẫn đang có hiệu lực thi hành
Luật Phá sản 2014 vẫn đang có hiệu lực thi hành

Quy định ai có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản? 

Theo Điều 5 Luật Phá sản năm 2014 đã quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cụ thể bao gồm:

  • Chủ nợ có bảo đảm một phần hoặc chủ nợ không có bảo đảm, có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Khi hết thời hạn 03 (ba) tháng, tính từ ngày khoản nợ đến hạn mà hợp tác xã, doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Công đoàn cơ sở, người lao động và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nếu hết thời hạn 03 tháng tính từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, những khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà hợp tác xã hay doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Đại diện theo pháp luật của hợp tác xã/doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu trường hợp doanh nghiệp/hợp tác xã bị mất khả năng thanh toán. 
  • Chủ tịch HĐQT của công ty cổ phần, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên, thành viên hợp danh của Công ty hợp danh và Chủ tịch HĐTV của công ty TNHH 02 thành viên trở lên sẽ có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.   
  • Cổ đông/nhóm cổ đông nắm giữ >=20% số cổ phần phổ thông trở lên, trong thời hạn liên tục tối thiểu 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hay nhóm cổ đông sở hữu ít hơn 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục tối thiểu 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty đã quy định.
  • Thành viên hợp tác xã hay người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên trong liên hiệp hợp tác xã, sẽ có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nếu liên hiệp hợp tác xã/hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là ai?
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là ai?

Thẩm quyền giải quyết phá sản quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Phá sản năm 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết phá sản của Tòa án nhân dân (TAND) như sau:

  • TAND tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương sở hữu thẩm quyền giải quyết phá sản, cụ thể:  
  • Hợp tác xã, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có bất động sản tại nhiều quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau
  • Hợp tác xã, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán có văn phòng đại diện, chi nhánh ở nhiều quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh khác nhau. 
  • Vụ việc phá sản có tài sản tại nước ngoài hoặc người tham gia thủ tục phá sản ở nước ngoài.  
  • Vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của TAND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Mà TAND cấp tỉnh lấy lên để giải quyết bởi tính chất phức tạp của vụ việc.
  • TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết phá sản với doanh nghiệp, hợp tác xã có trụ sở chính ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó. Đồng thời không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Phá sản năm 2014. 
Thẩm quyền giải quyết phá sản ra sao?
Thẩm quyền giải quyết phá sản ra sao?

Trách nhiệm của công ty TNHH khi phá sản ra sao? 

Sau khi bị tuyên bố phá sản, doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm với những khoản nợ còn lại bằng toàn bộ tài sản của mình. Chủ sở hữu công ty TNHH 01 thành viên & thành viên góp vốn của công ty TNHH 02 thành viên, sẽ chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp/cam kết góp trong việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của công ty trong trường hợp phá sản. Cụ thể: 

Công ty TNHH một thành viên 

Theo Điều 77 Luật Doanh nghiệp, chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên có nghĩa vụ:

  • Góp đủ, đúng hạn vốn điều lệ của công ty.
  • Tuân thủ Điều lệ của công ty.
  • Xác định, tách biệt tài sản của công ty với tài sản của chủ sở hữu công ty. Chủ sở hữu công ty là cá nhân cần phải tách biệt chi tiêu cá nhân, gia đình mình với chi tiêu của Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc/Giám đốc. 
  • Tuân thủ quy định pháp luật về hợp đồng cũng như quy định khác của pháp luật. Mà có liên quan tới việc mua, bán, hợp đồng, vay, cho vay, thuê, cho thuê, giao dịch khác giữa công ty và chủ sở hữu công ty.
  • Chủ sở hữu công ty chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hay toàn bộ vốn điều lệ cho cá nhân/tổ chức khác. Nếu rút một phần hay toàn bộ vốn điều lệ đã góp ra khỏi công ty dưới hình thức khác, thì chủ sở hữu công ty, tổ chức, cá nhân có liên quan phải liên đới chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
  • Chủ sở hữu công ty không được rút lợi nhuận nếu công ty không thanh toán đủ những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn.
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Điều lệ công ty và Luật này.
Công ty TNHH khi phá sản, trách nhiệm của ai?
Công ty TNHH khi phá sản, trách nhiệm của ai?

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên 

Theo Điều 50 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định, hội đồng thành viên của công ty TNHH hai thành viên trở lên có nghĩa vụ:

  • Góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết, chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty. Trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty, trừ các trường hợp quy định ở khoản 2, khoản 4 Điều 47 của Luật này.
  • Không được phép rút vốn đã góp ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ những trường hợp quy định tại điều 51, 52, 53, 68 của Luật này.
  • Tuân thủ mọi Điều lệ công ty.
  • Chấp hành tất cả quyết định và nghị quyết của Hội đồng thành viên. 
  • Phải chịu trách nhiệm cá nhân khi nhân danh công ty để thực hiện hành vi sau: Vi phạm pháp luật; Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn trước nguy cơ tài chính có thể xảy ra với doanh nghiệp; Kinh doanh/giao dịch khác không nhằm phục vụ lợi ích của công ty và gây ra thiệt hại cho người khác.
  • Những nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Còn nếu công ty TNHH thanh toán hết các khoản nợ mà vẫn còn tài sản, thì tài sản đó thuộc về chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên hoặc thành viên của công ty TNHH 02 thành viên trở lên (khoản 2 Điều 54 Luật Phá sản).

Kết luận

Trên đây là thông tin giải đáp về luật phá sản. Nếu có vướng mắc khác về thủ tục pháp lý, thuế, luật,… các bạn liên hệ luatdaibang.net để được các chuyên gia Luật Đại Bàng tư vấn pháp luật nhé.