Thực Thi Pháp Luật Là Gì? Cơ Chế Và Trách Nhiệm Pháp Lý

Thi hành pháp luật là hành vi mang tính thực tiễn, được thực hiện hợp pháp nhằm đạt được những mục đích nhất định của các chủ thể pháp luật. Vậy thi hành pháp luật là gì? Hãy cũng Luatdaibang giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thi hành pháp luật là gì?

Tìm hiểu về thi hành pháp luật 
Tìm hiểu về thi hành pháp luật

Thi hành pháp luật là hành vi thực tiễn được thực hiện hợp pháp, mang theo mục đích nhất định của các chủ thể pháp luật nhằm hiện thực hóa những quy định đã được pháp luật ban hành. Thông qua đó, các quy định pháp luật được đưa vào trong đời sống xã hội trở thành những chuẩn mực hành vi được thừa nhận và bảo đảm tính hợp pháp.

Đặc điểm thi hành pháp luật

Dưới đây là những đặc điểm tiêu biểu của thi hành pháp luật:

Tính chất bắt buộc

Thi hành pháp luật mang tính chất bắt buộc đối với mọi chủ thể. Đây là yêu cầu mà pháp luật đặt ra nhằm bảo đảm các quy phạm pháp luật được thực thi trong thực tiễn đời sống xã hội.

Bản chất

Thi hành pháp luật thể hiện ở các hành vi chủ động và tích cực của chủ thể pháp luật, được thực hiện thông qua hành động cụ thể nhằm tuân thủ và thực hiện đúng các quy định pháp luật.

Đối tượng thực hiện

Tất cả các chủ thể pháp luật bao gồm cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước đều có trách nhiệm thi hành pháp luật trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ của mình.

Vai trò của tổ chức thi hành pháp luật trong hệ thống tư pháp

Vai trò của thực thi pháp luật
Vai trò của thực thi pháp luật

Tổ chức thi hành pháp luật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống pháp luật và quản lý nhà nước, cụ thể:

Hiện thực hóa các kết quả của hoạt động lập pháp

Tổ chức thi hành pháp luật chính là bước thực hiện thực tế những quy định được ban hành từ hoạt động lập pháp giúp đưa các văn bản pháp luật vào cuộc sống. Do đó đây được coi là kết quả đầu ra quan trọng nhất của quá trình lập pháp đảm bảo rằng các quy định pháp luật không chỉ tồn tại trên giấy mà còn có hiệu lực và được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Hoạt động chủ đạo của cơ quan hành pháp

Tổ chức thi hành pháp luật là nhiệm vụ trọng yếu của các cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Qua đó mà góp phần duy trì vị trí thống trị của Hiến pháp và luật pháp trong nhà nước pháp quyền đồng thời phát huy tối đa vai trò quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật. Điều này giúp bảo đảm nguyên tắc pháp quyền được thực thi nghiêm minh trong mọi hoạt động hành pháp.

Phát hiện và hoàn thiện pháp luật

Quá trình tổ chức thi hành pháp luật còn giúp nhận diện những kẽ hở, hay những quy định chưa phù hợp hoặc chưa đi vào thực tế cuộc sống. Từ đó góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật và hoạt động lập pháp, đồng thời bảo đảm nguyên tắc pháp quyền được tôn trọng và thực hiện đầy đủ  trong cả hoạt động lập pháp và thi hành pháp luật.

Cơ quan nhà nước có trách nhiệm theo dõi tình hình của thi hành pháp luật

Tổ chức thi hành pháp luật đưa các văn bản pháp luật vào áp dụng thực tiễn
Tổ chức thi hành pháp luật đưa các văn bản pháp luật vào áp dụng thực tiễn

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 59/2012/NĐ-CP thì các cơ quan có trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật bao gồm:

  • Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi toàn quốc.
  • Bộ, cơ quan ngang Bộ theo dõi thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình.
  • Các cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật trong lĩnh vực được giao phụ trách. 
  • Tổ chức pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu, giúp lãnh đạo bộ, cơ quan theo dõi tình hình thi hành pháp luật. 
  • Các cơ quan, đơn vị trực thuộc cũng tham mưu, hỗ trợ lãnh đạo trong việc theo dõi thi hành pháp luật theo lĩnh vực được phân công.
  • Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm theo dõi thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý tại địa phương.
  • Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp và công chức Tư pháp, Hộ tịch ở cấp xã chủ trì thực hiện phối hợp với các cơ quan có chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện và công chức chuyên môn ở cấp xã để theo dõi thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý địa phương.
  • Các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện hoặc công chức chuyên môn cấp xã tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp theo dõi thi hành pháp luật theo lĩnh vực được phân công.
  • Tổ chức pháp chế tại cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu hỗ trợ người đứng đầu cơ quan chuyên môn trong việc theo dõi thi hành pháp luật.

Trách nhiệm của Bộ Tư pháp trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Trách nhiệm của Bộ tư pháp
Trách nhiệm của Bộ tư pháp

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 59/2012/NĐ-CP (có sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 32/2020/NĐ-CP) thì Bộ Tư pháp có các trách nhiệm cụ thể sau đây trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

  • Trình các cấp cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc cho ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các công tác theo dõi thi hành pháp luật.
  • Hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật của các Bộ, cơ quan ngang với Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  • Chủ trì phối hợp với cùng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tổ chức liên quan để theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên phạm vi toàn quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực liên ngành hoặc những lĩnh vực có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành.
  • Báo cáo hàng năm lên Thủ tướng Chính phủ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên toàn quốc chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 hàng năm.
  • Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
  • Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật.
  • Xử lý kết quả theo dõi thi hành pháp luật theo quy định tại Điều 14 Nghị định 59/2012/NĐ-CP.
  • Bảo đảm các điều kiện cần thiết để thực hiện hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ thông tin mà https://luatdaibang.net/ muốn chia sẻ đến bạn đọc về khái niệm thi hành pháp luật là gì, cũng như đặc điểm, vai trò và cơ quan có trách nhiệm thực thi pháp luật. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất và tầm quan trọng của việc thi hành pháp luật trong đời sống xã hội hiện nay.

Nếu Quý khách hàng còn có thắc mắc hoặc băn khoăn về các nội dung đã trình bày hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý, đừng ngần ngại liên hệ Luatdaibang.net. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm hỗ trợ tận tình, nhanh chóng, hiệu quả chúng tôi đem đến cho quý khách giải pháp toàn diện và tiết kiệm chi phí.