Mua bán doanh nghiệp M&A là việc mua lại doanh nghiệp thuộc cá nhân hay tổ chức khác. Quy trình mua bán này đòi hỏi người có chuyên môn cao bởi chúng liên quan mật thiết đến điều lệ và pháp luật. Vì thế, đa số khách hàng thường lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý đến từ các văn phòng luật sư. Tại luatdaibang.net, chúng tôi hỗ trợ tư vấn về thủ tục pháp lý mua bán doanh nghiệp chuyên nghiệp, nhanh chóng. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết sau.
Mua bán doanh nghiệp M&A là gì?
Khi một công ty ngừng hoạt động, chủ doanh nghiệp phải đóng mã số thuế để tiến hành thủ tục giải thể. Tuy nhiên, một số người lại chọn cách bán công ty để tiết kiệm chi phí giải thể, đồng thời có thêm nguồn thu nhập.
Mua bán doanh nghiệp M&A là việc một cá nhân hay tổ chức tiến hành mua lại một doanh nghiệp. Nói cách khác, việc mua bán công ty có nghĩa là chuyển nhượng toàn bộ tài sản, quyền hạn, lợi ích và nghĩa vụ cho bên mua. Kể từ thời điểm được chuyển giao, bên bán sẽ chấm dứt quyền hạn đối với doanh nghiệp đó.
Một số cách thức mua bán doanh nghiệp M&A phổ biến
Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ quy định việc mua bán đối với doanh nghiệp tư nhân. Vậy nên, nếu bạn muốn bán công ty dưới các loại hình khác như: hợp danh, cổ phần, TNHH… thì thủ tục chuyển nhượng cổ phần, vốn góp hoặc thay đổi người đại diện pháp luật là cần thiết.
Diễn giải thủ tục pháp lý của việc tư vấn thủ tục M&A đơn giản như sau:
Loại hình mua bán | Thủ tục tương ứng |
Mua bán công ty cổ phần |
|
Mua bán công ty TNHH |
|
Mua bán công ty tư nhân |
|
Mua bán công ty hợp danh |
|
Lưu ý rằng, sau khi tiến hành mua bán, mã số thuế công ty cũ vẫn không thay đổi. Thời gian và lịch sử hoạt động sẽ được ghi nhận kể từ thời điểm được tiếp nhận mới.
Thủ tục mua bán doanh nghiệp M&A
Tùy vào loại hình kinh doanh mà thủ tục mua bán sẽ khác nhau:
Thủ tục giao dịch công ty cổ phần
Khi mua bán công ty cổ phần sẽ có 2 thủ tục pháp lý là: chuyển nhượng cổ phần và thay đổi nội dung trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Hồ sơ chuyển nhượng cổ phần yêu cầu:
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Giấy chứng nhận cổ phần;
- Quyết định của hội đồng cổ đông về việc chuyển nhượng cổ phần;
- Biên bản họp đại về việc chuyển nhượng cổ phần;
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần;
- Biên bản thanh lý;
- Sổ đăng ký cổ đông.
Hồ sơ thay đổi giấy phép kinh doanh yêu cầu:
- Giấy tờ thay đổi kinh doanh;
- Quyết định của hội đồng cổ đông về việc thay đổi nội dung;
- Biên bản họp về việc thay đổi;
- Thông báo mẫu dấu.
Thủ tục giao dịch công ty tư nhân
Với loại hình doanh nghiệp tư nhân thì có 2 thủ tục pháp lý là: thủ tục giải thể công ty và thay đổi người đại diện pháp luật.
Hồ sơ, thủ tục giải thể công ty chi tiết như sau:
- Văn bản chấm dứt hiệu lực MST;
- Xác nhận công ty không nợ thuế hải quan;
- Biên bản họp về việc giải thể;
- Quyết định chính thức về việc giải thể của công ty.
Đối với Sở KH&ĐT, hồ sơ giải thể công ty gồm có:
- Thông báo và quyết định giải thể;
- Biên bản họp giải thể;
- Danh sách người lao động;
- Báo cáo thanh lý tài sản;
- Danh sách chủ nợ và nợ đã thanh toán;
Hồ sơ thay đổi người đại diện pháp luật yêu cầu:
- Thông báo đổi người đại diện pháp luật;
- Quyết định thay đổi người đại diện của chủ doanh nghiệp;
- Thông tin định danh của bên mua và bên bán;
- Hợp đồng mua bán để chứng minh việc mua bán công ty.
Thủ tục giao dịch công ty TNHH và công ty hợp danh
Tương tự với 2 loại hình trên, bạn cần thực hiện thủ tục chuyển nhượng vốn góp và thay đổi nội dung giấy chứng nhận kinh doanh.
Hồ sơ chuyển nhượng vốn góp cần bộ hồ sơ như sau:
- Thông báo chuyển nhượng vốn góp;
- Quyết định của hội đồng v/v chuyển nhượng;
- Biên bản v/v chuyển nhượng;
- CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên nhận chuyển nhượng;
- Hợp đồng chuyển nhượng và biên bản thanh lý chứng minh việc chuyển nhượng vốn góp.
Hồ sơ thay đổi nội dung giấy đăng ký kinh doanh cần có:
- Thông báo thay đổi giấy tờ đăng ký kinh doanh;
- Quyết định của cổ đông v/v thay đổi nội dung;
- Biên bản họp v/v thay đổi nội dung;
- Thông báo mẫu dấu.
Lưu ý về nghĩa vụ thuế đối với mua bán doanh nghiệp M&A
Quy trình mua bán doanh nghiệp sẽ phát sinh nghĩa vụ thuế phụ thuộc vào đối tượng mua bán hoặc chuyển nhượng.
Đối với cá nhân:
- Khi mua bán công ty cổ phần, TNHH hay công ty hợp danh, bạn phải chuyển nhượng cổ phần, vốn góp, kê khai và đóng thuế TNCN phát sinh nếu có.
- Nếu cá nhân trực tiếp làm thủ tục với cơ quan thuế thì tham khảo mẫu 04/CNV-TNCN, còn nếu làm việc qua doanh nghiệp thì nộp mẫu 06/CNV-TNCN.
- Thời hạn kê khai và nộp thuế TNCN là 10 ngày kể từ khi hoàn thành hợp đồng chuyển nhượng.
Với tổ chức, bạn cần xuất hoá đơn cho khoản thu từ việc chuyển nhượng, đồng thời nộp thuế TNDN nếu có.
Dịch vụ mua bán doanh nghiệp M&A tại luatdaibang.net
Trước sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung, nhu cầu mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là rất cao. Với thủ tục phức tạp nêu trên, đa số các doanh nghiệp đều gặp khó khăn khi đàm phán hay chuẩn bị tài liệu có liên quan.
Hiểu được điều này, luatdaibang.net mang đến dịch vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp M&A chuyên nghiệp, giúp khách hàng thực hiện thủ tục mua bán nhanh chóng theo đúng pháp luật hiện hành. Chúng tôi đã hỗ trợ nhiều thương vụ mua bán M&A thành công thông qua các dịch vụ cốt lõi sau đây:
Tư vấn luật cho bên mua:
- Thẩm định pháp lý, khám bệnh cho doanh nghiệp dưới khía cạnh pháp lý, tài chính, thương mại, thuế;
- Theo dõi sát sao quá trình mua bán;
- Đánh giá các rủi ro pháp lý với từng doanh nghiệp mục tiêu;
- Soạn hợp đồng, hỗ trợ đàm phán ký kết các thỏa thuận với bên liên quan;
- Hỗ trợ bàn giao tài sản, hồ sơ pháp lý cũng như kê khai tài chính của doanh nghiệp.
Tư vấn luật cho bên bán:
- Cung cấp tài liệu để bên mua thẩm định;
- Giải trình các hồ sơ tài chính, pháp lý, thương mại;
- Đại diện làm việc với cơ quan thuế, kiểm toán viên, luật sư;
- Soạn thảo các tài liệu phục vụ cho thương vụ mua bán doanh nghiệp;
- Đại diện bàn giao tài sản và hồ sơ cho bên mua khi giao dịch diễn ra thành công.
- Hỗ trợ đàm phán hợp đồng mua bán;
Văn phòng luật chúng tôi có kinh nghiệm tham gia các thương vụ tư vấn mua bán doanh nghiệp M&A trong nhiều lĩnh vực như phần mềm, nhà hàng, dệt may, F&B, … Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của dịch vụ mua bán doanh nghiệp M&A tại luatdaibang.net:
- Hỗ trợ và tư vấn xuyên suốt quá trình giao dịch và mua bán.
- Luôn đồng hành và thông báo cho khách hàng về rủi ro pháp lý cũng như các vấn đề phát sinh.
- Dịch vụ có giá cả phải chăng so với mặt bằng chung.
- Quy trình làm việc luôn minh bạch, rõ ràng, giấy tờ pháp lý đầy đủ.
- Hỗ trợ nhanh chóng và có mặt trong mọi trường hợp khách hàng cần hỗ trợ.
- Khả năng nghiên cứu và lập kế hoạch triển khai nhanh hơn so với nhiều đơn vị khác.
Khách hàng có nhu cầu hỗ trợ về Dịch vụ Tư vấn Thủ tục Đầu tư M&A, hãy liên hệ ngay với Luật Đại Bàng! Với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết cung cấp sự tư vấn chi tiết, hỗ trợ bạn thực hiện các thủ tục pháp lý phức tạp và đảm bảo các giao dịch M&A diễn ra suôn sẻ. Đừng chần chừ, liên hệ với Luật Đại Bàng ngay hôm nay để nhận được sự hỗ trợ toàn diện và hiệu quả nhất!
Tùy từng trường hợp và loại hình mua bán doanh nghiệp M&A mà thủ tục thực hiện sẽ khác nhau. Nếu bạn là doanh nghiệp tư nhân/ công ty TNHH/ cổ phần/ hợp danh đang có nhu cầu mua bán doanh nghiệp thì hãy liên hệ ngay cho luatdaibang.net để được tư vấn và nhận báo giá trọn gói.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam