Mẫu tờ trình là loại văn bản được sử dụng nhiều trong cơ quan Nhà nước. Nó thường có bố cục đơn giản, nhưng vẫn cần tuần thủ một số yêu cầu nhất định. Cùng luatdaibang.net tìm hiểu cụ thể hơn về loại giấy tờ này các bạn nhé.
Khái niệm tờ trình là gì?
Tờ trình là một loại văn bản được sử dụng trong nội bộ của doanh nghiệp, cơ quan, chủ yếu là trong cơ quan Nhà nước. Dùng để trình bày, đề xuất với cấp trên một sự việc, giải pháp, đề xuất phê chuẩn một chủ trương,… để xin chỉ đạo, kết luận từ cấp trên. Tờ trình viết không khó nhưng yêu cầu phải trình bày đầy đủ các nội dung như: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên tờ trình, lý do viết tờ trình, nội dung.
Tờ trình cần phải có chữ ký cùng cam kết của người trình bày. Nội dung mẫu tờ trình thường gồm 3 phần sau:
- Phần 1: mở đầu nêu rõ lý do làm tờ trình
- Phần 2: đưa ra ý kiến đề xuất
- Phần 3: kiến nghị cấp trên cho phép, hỗ trợ điều kiện để thực hiện đề xuất.
Một số loại tờ trình phổ biến hiện nay
Tùy theo mục đích của người viết mà có các mẫu tờ trình như sau:
- Tờ trình xin cấp trang thiết bị, hoặc cơ sở vật chất
- Tờ trình đề nghị sửa chữa
- Tờ trình giới thiệu về nhân sự, xin tuyển dụng nhân sự
- Tờ trình đề xuất bổ nhiệm cán bộ
- Tờ trình miễn nhiệm đối với chức danh
- Tờ trình xin kinh phí công đoàn, đề nghị thanh toán
- Mẫu tờ trình phê duyệt dự án.
Mẫu tờ trình chung như thế nào?
Những nội dung cần phải có trong hầu hết các tờ trình bao gồm:
- Tên tổ chức, cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).
- Tên của tổ chức, cơ quan hoặc chức danh nhà nước ban hành văn bản.
- Chữ viết tắt tên loại văn bản (nếu có)
- Chữ viết tắt tên tổ chức, cơ quan hay chức danh nhà nước ban hành văn bản.
- Địa danh.
- Tên loại văn bản. Áp dụng chung với các hình thức văn bản hành chính có ghi tên loại như: quy chế, chỉ thị, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, đề án, phương án, dự án, báo cáo, tờ trình, giấy ủy quyền, phiếu báo, phiếu chuyển, phiếu gửi.
- Trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung của văn bản.
- Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo cùng với số lượng bản lưu (nếu cần).
- Ký hiệu người soạn thảo văn bản, số lượng bản phát hành (nếu cần).
Kỹ năng viết tờ trình cơ bản
Tham khảo nội dung dưới đây để có những kiến thức cơ bản, nhưng rất quan trọng về mẫu tờ trình:
Yêu cầu về soạn thảo tờ trình
- Phân tích căn cứ thực tế làm nổi bật được nhu cầu bức thiết của vấn đề cần phê duyệt.
- Nêu chủ đề xin phê chuẩn cần phải cụ thể, rõ ràng.
- Phân tích khả năng, trình bày khái quát phương án phát triển mạnh, cũng như khắc phục khó khăn.
- Những kiến nghị phải hợp lý.
Kỹ thuật viết tờ trình
Trong phần nêu lý do, phải nêu một cách ngắn gọn, khái quát nhất về bối cảnh, tình hình chung. Từ đó làm cơ sở dẫn tới “Đề xuất” cần được thực hiện trong phần nội dung chính.
Phần đề xuất hãy dùng ngôn ngữ, cách hành văn có tính thuyết phục cao nhưng phải cụ thể, rõ ràng. Tuyệt đối tránh phân tích chung chung, gây khó hiểu. Những luận cứ phải lựa chọn điển hình, từ tài liệu có độ tin cậy cao. Trường hợp cần phải xác minh để bảo đảm sự kiện, dữ liệu trung thực.
Nêu rõ lợi ích, khó khăn trong từng phương án, tránh nhận xét chủ quan thiên vị. Kiến nghị phải xác đáng, văn phong lịch sự, nhã nhặn, luận chứng chặt chẽ. Nội dung đề xuất đảm bảo tính khả thi, thì mới tạo ra cơ sở cho cấp trên phê duyệt. Bên cạnh đó, tờ trình có thể đính kèm thêm bản phụ lục để minh họa cho phương án được đề xuất trong tờ trình, nhằm tăng tính thuyết phục.
Lưu ý trong soạn thảo mẫu tờ trình
Ngoài ra, có một vài chú ý khi soạn thảo tờ trình như sau:
- Về hình thức tờ trình là loại văn bản hành chính, nên cần tuân thủ quy định của pháp luật về soạn thảo văn bản tại Nghị định số 30/2020/NĐ-CP, về công tác Văn thư do Chính phủ ban hành vào ngày 05/05/2020.
- Tờ trình thường có cấu trúc ba phần như nội dung đã nêu phía trên. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải ghi rõ các phần.
- Cần lưu ý về lối diễn đạt, ngôn ngữ sử dụng trong tờ trình. Đây là văn bản hành chính Nhà nước, tuy là dạng văn bản nghị luận nhưng tờ trình không mang tính học thuật như các bài viết, mà nó mang tính thực tiễn.
Tóm lại, nội dung trong tờ trình cần hết sức ngắn gọn, diễn đạt đủ ý, mạch lạc, rõ ràng, không lan man. Tập trung vào phân tích nội dung thực tế, không cần sử dụng quá nhiều biện pháp tu từ. Đồng thời, ngôn ngữ phải trang trọng lịch sự, dễ hiểu, không đa nghĩa, thể hiện rõ ý định mà người viết đề xuất mong muốn thực hiện.
Kết luận
Trên đây là thông tin quan trọng về mẫu tờ trình được sử dụng phổ biến hiện nay. Nếu còn thắc mắc, các bạn vui lòng truy cập luatdaibang.net để được Luật Đại Bàng hỗ trợ và tư vấn pháp luật chi tiết.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam