Tài sản công là nguồn lực quan trọng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hoạt động của bộ máy nhà nước. Nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý, sử dụng tài sản công, Quốc hội đã ban hành Luật Quản lý sử dụng tài sản công năm 2017, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Cùng Luật Đại Bàng tìm hiểu những nội dung trọng tâm của bộ luật này ngay sau đây.
Luật quản lý sử dụng tài sản công và phạm vi điều chỉnh
Luật quản lý sử dụng tài sản công năm 2017 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ hợp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2017 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2018. Luật quy định về quản lý nhà nước đối với tài sản công cùng như chế độ quản lý, sử dụng tài sản công cũng như quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong việc thực hiện quản lý và sử dụng tài sản công.
Đối tượng áp dụng đối với Luật quản lý sử dụng tài sản công
Đối tượng áp dụng của Luật Sử dụng tài sản công năm 2017 bao gồm:
- Các cơ quan nhà nước;
- Các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân;
- Các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Cơ quản của Đảng Cộng sản Việt Nam;
- Các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị – xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp và các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật về hội;
- Doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý và sử dụng tài sản công.
Những nội dung trọng tâm của Luật quản lý sử dụng tài sản công
Dưới đây là các điểm chính của luật này mà các cơ quan, tổ chức và cá nhân cần nắm rõ để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Phân loại tài sản công
Tài sản công theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 được phân loại như sau:
- Tài sản phục vụ cho hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng, tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Tài sản kết cấu hạ tầng nhằm phục vụ lợi ích của quốc gia, lợi ích công cộng bao gồm: Các công trình hạ tầng kỹ thuật, xã hội, giao thông, điện, thủy lợi, đô thị, công nghiệp, khu công nghệ cao, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, du lịch và các hạ tầng khác.
- Tải sản công tại doanh nghiệp.
- Tài sản của dự án sử dụng nguồn vốn của nhà nước.
- Tài sản sở hữu toàn dân bao gồm: Tài sản bị tịch thu, vô chủ, không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị mất, chôn giấu, tài sản không có người thừa kế và tài sản chuyển giao cho Nhà nước theo quyết định.
- Tiền thuộc ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính ngoài ngân sách, dự trữ ngoại hối.
- Tài nguyên như: đất đai, nước, rừng, khoáng sản, tài nguyên biển, viễn thông, tần số vô tuyến điện, vệ tinh và các tài nguyên khác do Nhà nước quản lý.
Những chính sách của Nhà nước về việc quản lý, sử dụng tài sản công
Chính sách của Nhà nước về quản lý, sử dụng tài sản công bao gồm các nội dung sau:
Nhà nước thực hiện đầu tư, khai thác và bảo vệ tài sản công một cách hiệu quả
- Nhà nước đầy mạnh hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa công tác quản lý tài sản công nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong việc quản lý và sử dụng tài sản công, đồng thời đảm bảo nguồn nhân lực và tài chính phục vụ công tác này.
- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các hoạt động như: Đầu tư vốn, khoa học và công nghệ để phát triển tài sản công và hiện đại hóa công tác thực hiện quản lý tài sản công theo quy định của pháp luật, Nhận chuyển nhượng quyền đầu tư, khai thác hoặc thuê quyền khai thác tài sản công theo quy định của pháp luật, Cung cấp dịch vụ liên quan đến tài sản công theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc thực hiện quản lý, sử dụng tài sản công
Dưới đây là các nguyên tắc cơ bản trong việc quản lý và sử dụng tài sản công được quy định trong Luật:
- Tài sản công phải được Nhà nước giao quyền quản lý và sử dụng cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Tài sản công do Nhà nước đầu tư phải được quản lý, khai thác, bảo dưỡng, thống kê đầy đủ và có biện pháp bảo vệ rủi ro như bảo hiểm.
- Tài sản công phải được kiểm kê, thống kê và quản lý theo đúng quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả và đúng pháp luật.
- Tài sản công phục vụ quản lý và cung cấp dịch vụ công, quốc phòng, an ninh phải sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức.
- Khai thác tài sản công phải tuân theo cơ chế thị trường, minh bạch và đúng pháp luật.
- Quản lý tài sản công phải công khai, minh bạch, thực hành tiết kiệm và phòng chống tham nhũng.
- Việc quản lý và sử dụng tài sản công phải được giám sát, thanh tra và xử lý kịp thời vi phạm pháp luật.
Công khai tài sản công
Công khai tài sản công là yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo minh bạch và trách nhiệm trong quản lý, sử dụng tài sản công. Nội dung này được thể hiện qua các điểm chính sau:
- Nguyên tắc công khai: Việc công khai phải đầy đủ, kịp thời, chính xác theo quy định pháp luật, trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định.
- Nội dung công khai gồm: Văn bản pháp luật, tiêu chuẩn, định mức, thủ tục hành chính về tài sản công; Tính hình đầu tư mua sắm, sử dụng, xử lý tài sản công, Tình hình khai thác nguồn lực tài chính từ chính tài sản công.
- Hình thức công khai gồm: Đăng tải trên cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền;
- Niêm yết tại trụ sở cơ quan, đơn vị quản lý tài sản công; Công bố tại các cuộc họp nội bộ; Các hình thức khác theo quy định pháp luật.
- Trách nhiệm công khai thuộc về: Bộ Tài chính công khai tài sản công toàn quốc; Các bộ, ngành, địa phương công khai trong phạm vi quản lý; Cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản công công khai tài sản được giao; Kiểm toán Nhà nước công khai kết quả kiểm toán liên quan đến tài sản công.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong việc quản lý, sử dụng tài sản công
Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng tài sản công được quy định cụ thể như sau:
- Lợi dụng chức quyền, quyền hạn để chiếm đoạt, chiếm giữ hoặc sử dụng trái phép tài sản công
- Đầu tư, mua sắm, giao, thuê, sử dụng tài sản công sai mục đích, vượt tiêu chuẩn, định mức
- Giao tài sản công cho đối tượng không có nhu cầu hoặc vượt tiêu chuẩn, định mức
- Sử dụng xe ô tô, tài sản công được tặng không đúng quy định
- Gây lãng phí hoặc sử dụng tài sản công sai mục đích, ảnh hưởng đến nhiệm vụ được giao, kinh doanh trái pháp luật
- Xử lý tài sản công trái với quy định của pháp luật
- Hủy hoại hoặc cố ý gây hư hỏng tài sản công
- Chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản công (lặp với hành vi 1)
- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản công
- Các hành vi bị cấm khác theo quy định pháp luật liên quan
Mức xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công
Mức xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công được quy định như sau:
- Cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nếu vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Hình thức xử lý có thể là kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại cho Nhà nước, người vi phạm phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải giải trình và chịu trách nhiệm (hoặc liên đới trách nhiệm) nếu để xảy ra vi phạm trong phạm vi quản lý. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, họ có thể bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật.
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công là công cụ pháp lý quan trọng để Nhà nước kiểm soát, khai thác hiệu quả và ngăn chặn tình trạng lãng phí, thất thoát tài sản công. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định trong luật không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực công mà còn thúc đẩy minh bạch, tiết kiệm và trách nhiệm trong hoạt động của bộ máy nhà nước và các tổ chức có liên quan. Nếu bạn cần hỗ trợ và tư vấn pháp luật và thuế hãy liên hệ ngay với Luật Đại Bàng. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cùng đội ngũ chuyên gia/ luật sư hàng đầu, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những giải pháp pháp lý tối ưu nhất.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam