Hợp đồng trao đổi tài sản và các quy định pháp lý quan trọng

Hợp đồng trao đổi tài sản là một trong những văn bản pháp lý quan trọng trong các giao dịch thương mại hiện nay. Việc ký kết hợp đồng trao đổi, mua bán tài sản không chỉ giúp các bên đảm bảo quyền lợi. Đồng thời, thủ tục này còn tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Trong bài viết sau đây, luatdaibang.net sẽ chia sẻ chi tiết về kiểu hợp đồng này.

Định nghĩa hợp đồng trao đổi tài sản là gì?

Trong Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể về khái niệm của hợp đồng mua bán trao đổi tài sản như sau:

Định nghĩa hợp đồng trao đổi mua bán tài sản theo luật dân sự
Định nghĩa hợp đồng trao đổi mua bán tài sản theo luật dân sự

Theo quy định trên, hợp đồng trao đổi tài sản là văn bản pháp luật ghi chép lại những thoả thuận của hai bên mua và bán trong các giao dịch thương mại. Trong đó, các bên đồng ý trao đổi các tài sản cụ thể với nhau như xe cộ, máy móc, thiết bị, đất đai, nhà ở,… Một hợp đồng mua bán trao đổi tài sản hợp pháp cần có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật. 

Trong hợp đồng mua bán trao đổi tài sản cần cung cấp đầy đủ những thông tin cá nhân hoặc pháp nhân của cả các bên liên quan. Đồng thời, văn bản nêu rõ thông tin mô tả về sản phẩm như tình trạng hiện tại, đặc điểm và giá trị. Song song với đó, theo quy định pháp luật hợp đồng cần có điều kiện trao đổi, quyền và nghĩa vụ đôi bên cũng như điều khoản giải quyết tranh chấp.

Đặc điểm của hợp đồng mua bán trao đổi tài sản

Hợp đồng mua bán trao đổi tài sản có 3 đặc điểm pháp lý mà các bên liên quan cần nắm rõ khi quyết tập lập nên thỏa thuận này: 

Hợp đồng đền bù

Hợp đồng trao đổi tài sản là thỏa thuận chuyển nhượng tài sản giữa hai bên liên quan. Nếu bên bán cung cấp tài sản không đúng với tình trạng và thông tin sẽ gây nên thiệt hại cho đối phương. Ngược lại, nếu bên mua không đáp ứng đủ các điều kiện trao đổi cũng ảnh hưởng tiêu cực với bên còn lại. Nếu giá trị tài sản chênh lệch thì các bên phải tiến hành đền bù phần thiệt hại đó cho bên còn lại.

Hợp đồng thực tế

Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi việc trao đổi mua bán tài sản đã được diễn ra. Tài sản đã được chuyển giao từ bên này sang bên kia thì hợp đồng mới có hiệu lực về mặt pháp luật.

Hợp đồng song vụ

Hợp đồng song vụ tức là các bên liên quan đã thoả thuận và đồng nhất với các điều khoản trong hợp đồng trao đổi. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của song phương phải tương ứng với nhau. Có thể hiểu đơn giản là cả bên mua lẫn bên bán đều phải thực hiện các nghĩa vụ của mình để hợp đồng có hiệu lực và đạt được mục đích chung.

Hợp đồng trao đổi có tính chất song vụ trong pháp lý
Hợp đồng trao đổi có tính chất song vụ trong pháp lý

Quyền và nghĩa vụ của các bên giao dịch trao đổi tài sản

Trong hợp đồng trao đổi tài sản, các bên liên quan cần nắm rõ quyền và nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi của mình. Đồng thời, việc nắm vững các thông tin pháp lý về vấn đề này còn giúp bạn tránh khỏi những tranh chấp phát sinh không đáng có.

Nghĩa vụ của các bên căn cứ theo quy định luật pháp

Trong hợp đồng trao đổi tài sản, các bên phải có nghĩa vụ chuyển giao tài sản theo đúng thỏa thuận ban đầu về giá trị, loại hình tài sản, chất lượng, địa điểm và thời gian bàn giao. Đồng thời, song phương phải cung cấp đầy đủ các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu tài sản và đảm bảo rằng tài sản không bị tranh chấp về quyền sở hữu hoặc bị thế chấp. 

Các bên phải có trách nhiệm chuyển giao tài sản vào đúng thời hạn đã thỏa thuận trước đó. Nếu hai bên không xác định thời hạn cụ thể để giao tài sản thì có thể lựa chọn thời điểm bất kỳ nhưng phải thông báo trước với bên còn lại. Đồng thời, thời điểm chuyển giao tài sản phải nằm trước hoặc trong thời hạn.

Các bên cam kết giao đúng số lượng và chất lượng theo như thỏa thuận trong hợp đồng. Hai bên mua và bán phải có nghĩa vụ chuyển giao đúng loại tài sản với số lượng cũng như chất lượng theo những thông tin đã cung cấp trong hợp đồng. Nếu một trong hai bên bàn giao tài sản không đúng với thỏa thuận, bên còn lại có thể lựa chọn huỷ hợp đồng và yêu cầu bồi thường. Một số trường hợp khác đồng ý chấp nhận nhưng bên giao thiếu cần thanh toán bổ sung để đền bù khoản thiệt hại.

Các bên có nghĩa vụ giao đúng và đủ tài sản theo thoả thuận
Các bên có nghĩa vụ giao đúng và đủ tài sản theo thoả thuận

Quyền của các bên theo quy định của pháp luật

Các bên tham gia trong thoả thuận hợp đồng trao đổi vừa đóng vai trò là bên mua, vừa đóng vai trò là bên bán. Thế nên, tất cả các bên liên quan đều có quyền tương ứng như nhau trong giao dịch thương mại. 

Trường hợp phát hiện đối phương gian dối, không có khả năng cung cấp tài sản hoặc đáp ứng điều kiện trao đổi. Bên còn lại hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường nếu có đầy đủ chứng cứ xác thực. Quy định này được căn cứ theo Khoản 3 Điều 455 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

“3. Trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.” 

Bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng nếu phát hiện gian dối
Bên còn lại có quyền chấm dứt hợp đồng nếu phát hiện gian dối

Hướng dẫn lập hợp đồng trao đổi tài sản hợp pháp

Việc soạn thảo và lập một hợp đồng trao đổi hợp pháp có giá trị thực thi cần tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành. Nội dung hợp đồng cần đảm bảo các điều khoản và được trình bày một cách chi tiết rõ ràng. Sau đây là một số thông tin cần biết về cách soạn thảo hợp đồng trao đổi mua bán tài sản.

Những thông tin cần cung cấp trong hợp đồng trao đổi

Về mặt thông tin, người soạn thảo hợp đồng cần lưu ý cung cấp đầy đủ các thông tin sau:

  • Thông tin cá nhân hoặc pháp nhân của các bên liên quan tham gia trong giao dịch thương mại.
  • Thông tin chi tiết về đối tượng hợp đồng bao gồm loại tài sản (đất đai, nhà cửa, xe cộ, máy móc, thiết bị…), giá trị tài sản, nguồn gốc xuất xứ, số lượng, tình trạng hiện tại, các tài liệu và giấy tờ đính kèm.
  • Thời hạn và địa điểm chuyển giao tài sản cũng là một thông tin quan trọng không thể thiếu trong hợp đồng trao đổi. Cụ thể, các bên cần thỏa thuận chính xác thời gian cũng như địa điểm giao tài sản để các thủ tục diễn ra suôn sẻ nhanh chóng.
  • Thời hạn và phương thức thanh toán khoản giá trị chênh lệch cần được thỏa thuận chi tiết để xác định chính xác của tài sản khi quy thành tiền mặt. Nếu giá trị tài sản hai bên trao đổi tương đương với nhau thì chỉ cần tiến hành giao dịch bình thường. Tuy nhiên, nếu tài sản trao đổi có chênh lệch giá trị, bên sở hữu tài sản có giá trị thấp sẽ phải thanh toán thêm khoản chênh lệch cho đối phương.
  • Quyền và nghĩa vụ của đôi bên cũng cần được quy định và nêu rõ ràng trong hợp đồng để bảo đảm tính công bằng trong giao dịch.
  • Điều khoản về đền bù và chấm dứt hợp đồng được thỏa thuận riêng theo ý muốn của đôi bên.

Mẫu hợp đồng trao đổi tài sản theo luật hiện hành

Sau đây là mẫu hợp đồng trao đổi hợp pháp theo pháp luật hiện hành hiện nay:

Mẫu hợp đồng trao đổi hợp pháp mới nhất hiện nay

 

Mẫu hợp đồng trao đổi hợp pháp mới nhất hiện nay

Mẫu hợp đồng trao đổi hợp pháp mới nhất hiện nay
Mẫu hợp đồng trao đổi hợp pháp mới nhất hiện nay

Tìm hiểu chi tiết dịch vụ Pháp Lý Về Hợp Đồng chuyên nghiệp được Luật Đại Bàng cung cấp để bảo vệ quyền lợi và đảm bảo tuân thủ pháp luật cho doanh nghiệp của bạn. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi cung cấp giải pháp toàn diện từ tư vấn, soạn thảo đến đàm phán và giải quyết tranh chấp hợp đồng. Hãy liên hệ với Luật Đại Bàng ngay hôm nay để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết!

Hợp đồng trao đổi tài sản là thủ tục pháp lý quan trọng giúp bên mua và bên bán bảo vệ quyền lợi của mình trong giao dịch trao đổi tài sản. Việc nắm vững các quy định pháp lý liên quan đến thủ tục này giúp các bên thực hiện giao dịch một cách suôn sẻ tránh những rủi ro phát sinh không mong muốn. Hãy liên hệ ngay với luatdaibang.net nếu bạn cần tư vấn pháp lý về giao dịch mua bán trao đổi tài sản.