Hợp đồng gửi giữ tài sản là một trong những hình thức hợp pháp giúp bảo vệ tài sản cá nhân hoặc doanh nghiệp khỏi rủi ro tiềm ẩn. Việc ký kết hợp động này không chỉ mang lại sự đảm bảo cho người gửi mà còn bảo đảm tính pháp lý cũng như minh bạch trong quá trình quản lý tài sản. Ngay say đây, hãy cùng luatdaibang.net tìm hiểu về khái niệm, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia.
Hợp đồng gửi giữ tài sản có nghĩa là gì?
Xét về định nghĩa của hợp đồng giữ và gửi tài sản, Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định cụ thể trong Điều 554 như sau:
Theo quy định trên chúng ta có thể hiểu đơn giản hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thoả thuận giữa hai bên về việc nhận giữ và bảo quản tài sản. Trong đó, bên gửi sẽ giao tài sản cho bên giữ để bảo quản trong một thời hạn nhất định. Đồng thời, người gửi phải có trách nhiệm chi trả một khoản theo thỏa thuận. Song song với đó, người giữ cần có nghĩa vụ giữ gìn bảo quản cẩn thận tài sản của bên còn lại.\Quyền và nghĩa vụ các bên gửi tài sản trong hợp đồng
Việc bên gửi tài sản nắm rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng sẽ giúp các bên tham gia giao dịch một cách chủ động và tránh được các tranh chấp không đáng có. Đồng thời, việc này còn đảm bảo sự minh bạch cũng như công bằng trong quan hệ hợp đồng.
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng gửi và giữ tài sản
Hợp đồng gửi giữ về mặt pháp lý có hai đặc điểm đặc trưng như sau:
Hợp đồng đền bù/ không đền bù
Hợp đồng gửi và giữ tài sản có thể được phân thành hợp đồng có đền bù hoặc hợp đồng không đền bù. Đặc điểm pháp lý này được quyết định dựa vào bên giữ có nhận thù lao bảo quản tài sản hay không. Nếu bên giữ nhận chi phí giữ gìn thì khi xảy ra thiệt hại phải đền bù cho bên còn lại với số tiền hợp lý dựa trên giá trị thực của tài sản.
Hợp đồng không đền bù có hiệu lực khi bên giữ không nhận tiền thù lao từ việc giữ hoặc bảo quản tài sản. Dù không thu phí nhưng người giữ cũng phải có trách nhiệm bảo quản tài sản tránh gây hư hỏng hoặc đánh mất. Khi tài sản bị thiệt hại do nguyên nhân chủ quan xuất phát từ bên giữ vẫn phải gánh chịu trách nhiệm nhưng phần nào được giảm nhẹ hơn hợp đồng đền bù.
Hợp đồng song vụ
Hợp đồng gửi giữ là hợp đồng song vụ có nghĩa quyền lợi và nghĩa cụ của các bên liên quan đối ứng trực tiếp với nhau. Trong đó, bên gửi có quyền yêu cầu người giữ bảo quản tài sản đúng theo các điều kiện đã thỏa thuận trên hợp đồng. Khi hết thời hạn đã định ra, người gửi có thể yêu cầu đối phương hoàn trả lại tài sản.
Ở phía người giữ cũng có quyền yêu cầu bên gửi thanh toán đầy đủ tiền công bảo quản tài sản theo như thỏa thuận. Đồng thời, bên giữ có thể yêu cầu bên gửi đến nhận lại tài sản khi hết thời gian đã đặt ra trong hợp đồng.
Quyền của bên gửi tài sản theo pháp luật
Căn cứ theo Điều 556 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định rõ ràng về quyền của người gửi tài sản như sau:
Theo đó, bên gửi tài sản có quyền yêu cầu lấy lại tài sản của mình bất cứ lúc nào với điều kiện hợp đồng không nêu rõ thời hạn cụ thể. Tuy nhiên, người gửi cần báo trước một khoản thời gian hợp lý để bên giữ chuẩn bị sẵn sàng. Trường hợp, bên giữ làm hư hại hoặc đánh mất tài sản. Người gửi hoàn toàn có quyền yêu cầu đối phương bồi thường thiệt hại theo đúng giá trị.
Nghĩa vụ của bên gửi tài sản theo pháp luật
Song song với quyền lợi thì bên gửi cũng cần có trách nhiệm tuân thủ những nghĩa vụ của mình trong giao dịch tại Điều 555 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Theo quy định trên, bên gửi phải có nghĩa vụ thông báo chi tiết tình trạng của tài sản cũng như các biện pháp bảo quản cho bên giữ. Trường hợp người gửi không cung cấp đầy đủ thông tin khi xảy ra hư hỏng hoặc đánh mất tài sản với nguyên nhân không bảo quản tài sản hợp lý. Việc đo lường thiệt hại sẽ rất khó khăn, lúc này người gửi phải tự chịu toàn bộ thiệt hại. Đồng thời, người gửi phải trả đúng và đủ thù lao cho bên giữ theo như những gì đã thoả thuận trong hợp đồng.
Quyền và nghĩa vụ các bên giữ tài sản trong hợp đồng
Dù bên gửi hay bên giữ thì việc nắm rõ và tuân theo theo các quy định hợp đồng gửi giữ tài sản về quyền và nghĩa vụ là điều cần thiết để giúp quá trình bảo quản diễn ra suôn sẻ.
Quyền của bên giữ tài sản theo quy định luật pháp
Căn cứ theo quy định pháp luật tại Điều 588 của Bộ luật Dân sự 2015, bên giữ tài sản có quyền như sau:
Theo đó, bên giữ tài sản có quyền yêu cầu bên gửi trả đủ và đúng thù lao theo những điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. Nếu hợp đồng không nêu rõ cụ thể thời gian bảo quản tài sản, bên giữ có quyền yêu cầu bên gửi nhận lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng cần báo trước một khoản thời gian hợp lý.
Trong trường hợp bất khả kháng như tài sản có nguy cơ bị tiêu huỷ hoặc hư hỏng, bên giữ có quyền bán tài sản để đảm bảo lợi ích cho bên gửi. Tuy nhiên, người giữ cần thông báo trước và hoàn trả lại khoản tiền đã thu được từ việc bán tài sản cho bên gửi.
Nghĩa vụ của bên giữ tài sản theo quy định luật pháp
Theo quy định pháp luật ở Điều 557 tại Bộ luật Dân sự 2015, người dân tham gia trong hợp đồng gửi giữ với vai trò là bên giữ cần có nghĩa vụ cụ thể như sau:
Theo điều khoản này, bên giữ có nghĩa vụ bảo quản và giữ gìn tài sản theo những thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng gửi giữ tài sản. Trường hợp tài sản có nguy cơ hư hỏng, tiêu huỷ thì người giữ cần có trách nhiệm thông báo cho bên gửi để tìm phương án giải quyết hợp lý. Đồng thời, bên giữ phải bồi thường thiệt hại cho đối phương nếu tài sản bị mất hoặc hư hỏng do bảo quản không đúng cách.
Cách soạn thảo hợp đồng gửi và giữ tài sản
Để soạn thảo hợp đồng một cách chính xác đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm của đôi bên cũng như tránh tranh chấp, người dân cần nắm rõ những thông tin sau:
Những thông tin quan trọng khi soạn thảo hợp đồng gửi giữ
Một hợp đồng gửi và giữ tài sản hợp pháp theo đúng quy định luật pháp Việt Nam cần có đủ các thông tin quan trọng bao gồm:
- Thông tin cá nhân hoặc pháp nhân của các bên liên quan tham gia thoả thuận hợp đồng. Cả bên gửi và bên giữ đều cần cung cấp đủ thông tin về họ và tên, căn cước hoặc chứng minh nhân dân, địa chỉ, số điện thoại liên hệ…. Đối với pháp nhân cần nêu rõ tên, mã số thuế, địa chỉ, chữ ký của người đại diện pháp luật hoặc người được ủy quyền.
- Thông tin chi tiết về loại tài sản, tình trạng hiện tại, chất lượng giá trị và cách bảo quản.
- Thời hạn hợp đồng nêu rõ thời gian bắt đầu và kết thúc là điều khoản quan trọng không thể bỏ qua khi lập hợp đồng.
- Chi phí bảo quản mà bên gửi phải chi trả cho bên giữ.
- Quyền lợi và trách nhiệm của đôi bên trong giao dịch cần được liệt kê chi tiết.
- Những thoả thuận về chấm dứt hợp đồng, đền bù thiệt hại cũng cần được các bên thỏa thuận cẩn thận để ghi vào hợp đồng.
Mẫu hợp đồng gửi giữ tài sản theo pháp luật hiện hành
Ngay sau đây là mẫu hợp đồng gửi và giữ tài sản mới nhất được pháp luật công nhân:
Cập nhật thông tin cụ thể về dịch vụ Pháp Lý Về Hợp Đồng của Luật Đại Bàng ngay. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn chi tiết về các loại hợp đồng phù hợp với nhu cầu kinh doanh của bạn, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật hiện hành. Liên hệ ngay!
Qua bài viết chúng ta có thể thấy hợp đồng gửi giữ tài sản không chỉ là một biện pháp bảo vệ tài sản hiệu quả mà còn là một thủ tục quan trọng không thể thiếu. Hợp đồng này bảo đảm an toàn cũng như quyền lợi của cả người gửi và người giữ. Trong trường hợp vẫn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thủ tục pháp lý này, hãy nhanh tay liên hệ luatdaibang.net để được tư vấn trực tiếp chi tiết.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam