Hạch toán sáp nhập doanh nghiệp là công việc bắt buộc khi doanh nghiệp thực hiện sáp nhập. Kế toán của các công ty phải tuân thủ đúng nguyên tắc, cách hạch toán mà nhà nước đã đề ra. Nội dung chi tiết sẽ được luatdaibang.net trình bày dưới đây.
Tìm hiểu hạch toán sáp nhập là gì? Cơ sở thực hiện
Hạch toán sáp nhập là quá trình sử dụng các phép tính, phương pháp tính toán, phân tích, tổng hợp để ghi lại tình hình và kết quả hoạt động kinh tế. Cùng với đó là theo dõi chi tiết về tài sản, xác định nợ chưa thanh toán và lập báo cáo tài chính cho công ty bị sáp nhập và nhận sáp nhập.
Đây là những thông tin giúp ích cho quá trình sáp nhập cũng như sau đó. Tất cả các công ty tham gia sáp nhập đều phải thực hiện hạch toán theo quy định của nhà nước tại:
- Luật doanh nghiệp 2020.
- Luật kế toán 2015.
- Thông tư 00/2014/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 có nội dung hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp.
- Thông tư số 53/2016/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 21 tháng 03 năm 2016. Nội dung bổ sung cho Thông tư số 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
Tại sao cần thực hiện hạch toán khi sáp nhập doanh nghiệp
Việc này xuất phát từ hậu quả pháp lý của việc sáp nhập doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020. Theo đó, sau khi công ty sáp nhập giải quyết xong việc đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập sẽ chấm dứt tồn tại.
Ngược lại, công ty nhận sáp nhập sẽ được nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập, đồng thời phải gánh chịu các nghĩa vụ, các khoản nợ, hợp đồng với người lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
Công ty bị sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập. Vì vậy, kế toán của doanh nghiệp bị sáp nhập phải ghi sổ kế toán và liệt kê vào báo cáo tài chính.
Đây là hạch toán giúp theo dõi chi tiết tài sản và xác định các khoản nợ phải trả, lập báo cáo tài chính. Việc xử lý hạch toán trong sáp nhập doanh nghiệp là một vấn đề cực kỳ quan trọng cần được quan tâm trong quá trình các công ty chấp nhận sáp nhập và được sáp nhập.
Những công việc phải làm khi hạch toán sáp nhập doanh nghiệp
Những công việc phải làm khi hạch toán được trình bày tại Điều 45, 46 Luật kế toán 2015 như sau:
Với đơn vị kế toán của công ty bị sáp nhập:
- Thực hiện khóa sổ kế toán, kiểm kê tài sản, xác định lại những khoản nợ chưa thanh toán và lập báo cáo tài chính.
- Bàn giao toàn bộ tài sản, nợ chưa được thanh toán và lập biên bản bàn giao, ghi sổ kế toán theo biên bản.
- Thực hiện bàn giao lại toàn bộ tài liệu kế toán của doanh nghiệp cho đơn vị kế toán hợp nhất.
Với đơn vị kế toán của công ty nhận sáp nhập:
- Căn cứ theo biên bản bàn giao, mở sổ kế toán mới và ghi sổ kế toán theo quy định của luật này.
- Nhận và lưu trữ lại các tài liệu kế toán của những đơn vị bị hợp nhất, sáp nhập.
- Tổng hợp báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán bị sáp nhập và tạo báo cáo mới.
Nguyên tắc cần tuân thủ khi thực hiện hạch toán sau sáp nhập
Khi hạch toán sáp nhập doanh nghiệp cần thực hiện theo quy định tại Điều 105 Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Trong kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập thì doanh nghiệp cần phải ghi sổ kế toán và trình bày báo cáo theo nguyên tắc sau:
- Sổ kế toán phản ánh tài sản, nợ phải trả, vốn của chủ sở hữu: Toàn bộ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn của chủ sở của doanh nghiệp cũ cần được ghi nhận và sổ phát sinh của doanh nghiệp mới. Với dòng số dư đầu kỳ trên sổ kế toán của doanh nghiệp mới để trống.
- Bảng cân đối kế toán: Cần làm rõ số dư tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu kế thừa của doanh nghiệp cũ được ghi nhận là số phát sinh của doanh nghiệp mới. Chúng được trình bày tại cột “Số cuối năm”, cột “Số đầu năm” không có số liệu.
- Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ: Chỉ đề cập đến số liệu kể từ thời điểm chuyển đổi đến cuối kỳ báo cáo đầu tiên. Trình bày chúng tại cột “Kỳ này”, cột “Kỳ trước” không có số liệu.
Các phương án hạch toán sau sáp nhập thường được sử dụng
Hạch toán sáp nhập doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện khi tiến hành sáp nhập. Công việc này phải được thực hiện từ cả phía doanh nghiệp bị và nhận sáp nhập.
Đối với doanh nghiệp nhận sáp nhập thì các hạch toán sẽ khác biệt dựa trên những lợi thế hoặc bất lợi, cụ thể như sau:
Khi sáp nhập phát sinh lợi thế thương mại
Khi sáp nhập mà có lợi thế thương mại thì kế toán cần thực hiện hạch toán theo các trường hợp sau:
Trường hợp bên nhận sáp nhập thanh toán cho bên bị sáp nhập, hạch toán ghi:
- Nợ các TK 131, 138, 211, 213, 217, 152, 153, 155, 156,…theo giá trị của tài sản đã mua.
- Nợ TK 242 là chi phí trả trước (chi tiết lợi thế thương mại, nếu có).
- Có các TK 331, 3411,…tính dựa trên giá trị của các khoản nợ phải trả và nợ tiềm tàng phải gánh chịu.
- Có các TK 111, 112, 121 số tiền hoặc khoản tương đương như khi bên mua đã thanh toán.
Trường hợp sáp nhập được thực hiện thông qua phát hành cổ phiếu, hạch toán ghi:
- Nợ các TK 131, 138, 152, 213, 217, 153, 155, 156, 211… (theo giá trị của các tài sản đã mua).
- Nợ TK 242: Chi phí trả trước, chi tiết của lợi thế thương mại.
- Nợ TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần với giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá.
- Có TK 4111: Vốn góp của chủ sở hữu tính theo mệnh giá.
- Có các TK 331, 3411,… tính theo giá trị của các khoản nợ phải trả và khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu.
- Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần với giá phát hành lớn hơn mệnh giá.
Khi phát sinh bất lợi thương mại
Khi sáp nhập mà thanh toán bằng tiền, các khoản tương đương thì hạch toán ghi:
- Nợ TK 131, 138, 156, 211, 213, 152, 153, 155, 217 dựa theo giá trị của các tài sản đã mua.
- Nợ TK 811: Các chi phí khác.
- Có TK 311, 331, 341, 342 tính theo giá trị của các khoản nợ phải trả và khoản nợ tiềm tàng phải gánh chịu.
- Có TK 111, 112, 121 theo số tiền hoặc các khoản tương đương tiền mà bên nhận sáp nhập doanh nghiệp đã thanh toán.
- Có TK 711: Khoản thu khác và ghi đầy đủ số lãi nếu có.
Khi sáp nhập mà thanh toán bằng phát hành cổ phiếu thì hạch toán ghi:
- Nợ TK 111, 112 hoặc Nợ TK 131, 138, 211, 213, 152, 153, 155, 156, 217 tính theo giá trị của các tài sản đã mua.
- Nợ TK 4112: Là thặng dư của vốn cổ phần.
- Nợ TK 811: Gồm các khoản chi phí, thu lợi khác.
- Có TK 311, 331, 341, 342 tính theo giá trị của các khoản nợ phải trả và tiềm tàng phải gánh chịu.
- Có TK 4111: Khoản vốn đầu tư của chủ sở hữu tính theo mệnh giá.
- Có TK 4112: Thặng dư vốn cổ phần tính theo số chênh lệch giữa giá trị lớn hơn mệnh giá cổ phiếu.
- Có TK 711: Các khoản thu nhập khác.
Hiện nay, quy định của nhà nước không đề cập đến hạch toán tại doanh nghiệp bị sáp nhập. Tuy nhiên, khi cần thực hiện thì sẽ làm tương tự như với doanh nghiệp nhận sáp nhập. Kế toán doanh nghiệp thực hiện bút toán chuyển tài sản và nợ phải trả sang cho doanh nghiệp nhận sáp nhập.
Luật Đại Bàng cung cấp dịch vụ Tư Vấn Thủ Tục M&A toàn diện, đảm bảo chuyên nghiệp và hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp của bạn. Chúng tôi cam kết hỗ trợ bạn từ giai đoạn lập kế hoạch, thẩm định pháp lý, đàm phán, đến hoàn tất thủ tục pháp lý và giải quyết tranh chấp. Liên hệ ngay!
Hạch toán sáp nhập doanh nghiệp là việc bắt buộc mà các doanh nghiệp cần phải thực hiện khi tiến hàng sáp nhập. Hiện tại, nhà nước đã có quy định về nguyên tắc, cách tiến hành của hoạt động này. Nếu bạn đang cần hỗ trợ về các vấn đề pháp lý, hãy liên hệ luatdaibang.net để nhận tư vấn dịch vụ.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam