Bị Lừa Đảo Vay Tiền Online Phải Làm Sao? 3 Bước Cần Làm Ngay

Các hình thức lừa đảo tinh vi trong lĩnh vực vay vốn trực tuyến hiện đang là vấn đề nhức nhối trong thời đại 4.0. Đặc biệt đối với những người có nhu cầu vay tiền, đòi hỏi chúng ta cần nâng cao cảnh giác và trang bị kiến thức để ứng phó kịp thời. Vậy nếu bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao? Hãy cùng Luật Đại Bàng giải đáp chi tiết, giúp bạn an tâm khi vay tiền trực tuyến trong bài viết được chia sẻ dưới đây.

Tình hình lừa đảo vay tiền online hiện nay tại Việt Nam

Hiện nay, tình trạng lừa đảo vay tiền online đang trở thành một vấn đề đáng báo động tại Việt Nam. Sự phát triển của công nghệ cùng với nhu cầu vay vốn nhanh chóng đã tạo điều kiện cho các hình thức lừa đảo tinh vi nở rộ, đặc biệt là trên môi trường mạng.  Nhiều người, đặc biệt nhất là giới trẻ và những người gặp khó khăn về tài chính đã trở thành nạn nhân của những chiêu trò lừa đảo này.

Cảnh báo lừa đảo trực tuyến hiện nay rất tinh vi
Cảnh báo lừa đảo trực tuyến hiện nay rất tinh vi

Thực trạng này gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về tài chính và ảnh hưởng lớn đến tâm lý của người dân. Đồng thời đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức trong cộng đồng và có biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với hoạt động vay vốn trực tuyến.

Những hình thức lừa đảo vay tiền online phổ biến hiện nay

Cập nhật các chiêu trò lừa đảo online phổ biến mà người dân cần cảnh giác:

1/ Lừa đảo qua mạng xã hội

Kẻ lừa đảo lợi dụng các nền tảng mạng xã hội phổ biến như Facebook, Zalo, Instagram,… để tiếp cận người có nhu cầu vay tiền. Chúng thường tạo ra các tài khoản giả mạo, sử dụng hình ảnh uy tín hay thậm chí mạo danh nhân viên công ty tài chính để gửi lời mời vay vốn với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản.

Thông báo cảnh báo lừa đảo trực tuyến
Thông báo cảnh báo lừa đảo trực tuyến

Sau khi lấy được lòng tin, chúng yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân như CMND/CCCD, ảnh chân dung, số tài khoản ngân hàng,… rồi dùng những dữ liệu này để chiếm đoạt tài sản hoặc thực hiện hành vi lừa đảo khác.

2/ Lừa đảo thông qua các ứng dụng vay giả mạo

Một chiêu thức ngày càng phổ biến là tạo ra các app vay tiền giả mạo với giao diện bắt mắt và cách trình bày vô cùng chuyên nghiệp như những ứng dụng chính thống. Người dùng bị lôi kéo để tải app và nhập đầy đủ thông tin cá nhân với hy vọng được giải ngân nhanh chóng. Tuy nhiên, thay vì nhận được tiền vay họ có thể bị rò rỉ dữ liệu và mất tiền thông qua các khoản “phí xử lý hồ sơ”, “phí bảo hiểm” do kẻ xấu yêu cầu.

3/ Mạo danh thành nhân viên ngân hàng hoặc các công ty tài chính

Nhiều đối tượng giả danh các nhân viên tín dụng của các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính lớn nhằm tạo lòng tin đối với người vay. Những người này có thể gửi email, gọi điện hoặc nhắn tin với đầy đủ thông tin thuyết phục.

Hành vi lừa đảo tinh vi, tạo dựng lòng tin
Hành vi lừa đảo tinh vi, tạo dựng lòng tin

Sau đó yêu cầu người vay chuyển trước cho họ các khoản phí như phí thẩm định, phí hồ sơ, phí bảo hiểm,… Nếu người vay không cảnh giác thì sẽ rất dễ mất tiền mà không bao giờ nhận lại được khoản vay mà mình muốn.

4/ Vay nhưng không nhận được tiền mà vẫn mất phí

Hình thức lừa đảo phổ biến này được các đối tượng lừa đảo thực hiện bằng cách yêu cầu người vay thực hiện đúng hướng dẫn và chuyển tiền phí, các đối tượng sẽ cắt liên lạc và không giải ngân khoản vay như đã hứa. Nạn nhân vừa mất tiền, vừa không được hỗ trợ vay vốn.

5/ Sử dụng trái phép thông tin cá nhân để vay tiền

Một số đối tượng xấu thu thập trái phép thông tin cá nhân như số giấy đăng ký kinh doanh, CMND/CCCD, số điện thoại,… để tạo hồ sơ vay tiền giả mạo tại các tổ chức tín dụng online. Chủ sở hữu thật hoàn toàn không biết gì cho đến khi bị đòi nợ hoặc phát hiện tín dụng cá nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đây là hình thức lừa đảo gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng, lâu dài và khó xử lý nếu không có chứng cứ đầy đủ.

Giải đáp: Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?

Vậy nếu bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Trong trường hợp phát hiện bị lừa đảo vay tiền online, việc bình tĩnh và xử lý đúng cách sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa thiệt hại và tăng cơ hội lấy lại quyền lợi. Dưới đây là 3 bước quan trọng bạn cần thực hiện ngay khi gặp phải trường hợp này:

Làm gì khi bị lừa đảo vay tiền online?
Làm gì khi bị lừa đảo vay tiền online?

Bước 1: Thu thập đầy đủ các bằng chứng liên quan đến vụ việc

Đây là bước đầu tiên và rất quan trọng để xác minh sự việc cũng như hỗ trợ công an trong quá trình điều tra. Bạn cần lưu giữ tất cả các thông tin liên quan đến vụ lừa đảo như:

  • Tin nhắn, email, cuộc gọi: Toàn bộ nội dung trao đổi giữa bạn và đối tượng lừa đảo bao gồm các thông tin như các lời hứa hẹn cho vay, yêu cầu chuyển tiền phí, thông tin liên hệ,…
  • Tài liệu liên quan đến khoản vay: Hợp đồng vay, biên lai nộp tiền, hồ sơ đăng ký vay, hóa đơn chuyển khoản hoặc hình ảnh, file PDF nếu có.
  • Thông tin cá nhân của các đối tượng lừa đảo (nếu biết): Tên, số điện thoại, ảnh đại diện, số tài khoản nhận tiền, địa chỉ, mã QR chuyển khoản, liên kết mạng xã hội,…

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ trình báo

Sau khi đã thu thập đủ bằng chứng, bạn cần lập một bộ hồ sơ để trình báo vụ việc như sau:

  • Bằng chứng ở bước 1: Tất cả các tệp tin, nội dung tin nhắn, ảnh chụp, giao dịch ngân hàng,…
  • Sao kê tài khoản ngân hàng: Cung cấp thông tin về các giao dịch liên quan đến vụ lừa đảo để chứng minh khoản tiền đã bị chiếm đoạt.
  • Giấy tờ tùy thân: hộ khẩu, giấy CMND hoặc thẻ CCCD, giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu có), để chứng minh danh tính.
  • Đơn trình báo công an: Trình bày chi tiết nội dung vụ việc, thời gian xảy ra, cách thức bị lừa đảo, số tiền bị chiếm đoạt và yêu cầu được can thiệp, xử lý theo đúng pháp luật.

Bước 3: Trình báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì bạn nên nhanh chóng trình báo vụ việc đến các cơ quan chức năng dưới đây để được hỗ trợ.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo online
Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo online
  • Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm hoặc tại Công an tại địa phương nơi bạn cư trú để trình báo sự việc và nộp đầy đủ các bằng chứng liên quan đến hành vi lừa đảo.
  • Ngân hàng hoặc công ty tài chính bị kẻ gian giả mạo nhằm thực hiện hành vi lừa đảo, để thông báo vụ việc và đề nghị phối hợp hỗ trợ xử lý.
  • Đường dây nóng 113 và trang Facebook chính thức của Công an thành phố Hà Nội tại địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo.
  • Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm liên quan đến công nghệ cao: 069.219.4053.
  • Website cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam tại  https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ – nơi tiếp nhận cảnh báo và phản ánh các vụ việc lừa đảo trực tuyến.
  • Đối với người dân sinh sống tại Thành phố Hồ Chí Minh, có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để trình báo các trường hợp bị chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.

Biện pháp đề phòng tránh trường hợp lừa đảo vay tiền online

Để tránh trở thành nạn nhân, người vay cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau:

Phòng tránh các thủ đoạn gọi điện lừa đảo qua mạng
Phòng tránh các thủ đoạn gọi điện lừa đảo qua mạng

Xác thực tính hợp pháp của tổ chức cho vay

Trước khi đăng ký vay tiền online, hãy kiểm tra kỹ thông tin pháp lý của công ty hoặc ứng dụng cho vay. Ưu tiên chọn các đơn vị đã được cấp giấy phép hoạt động bởi Ngân hàng Nhà nước hoặc có thông tin rõ ràng về trụ sở, số giấy phép kinh doanh hay các thông tin liên hệ. Tránh sử dụng các ứng dụng lạ không rõ nguồn gốc hoặc những website không có tính bảo mật HTTPS.

Xác thực danh tính người liên hệ

Nếu có người tự xưng là nhân viên ngân hàng hoặc công ty tài chính liên hệ hãy yêu cầu họ cung cấp mã nhân viên, tên đầy đủ và thông tin xác minh cụ thể.  Nên gọi trực tiếp đến tổng đài chính thức của tổ chức đó để kiểm chứng danh tính người gọi, tuyệt đối không vội vàng cung cấp các thông tin cá nhân qua điện thoại hay tin nhắn.

Tuyệt đối không bao giờ chuyển khoản trước

Không bao giờ đồng ý thanh toán bất kỳ khoản phí nào như phí bảo hiểm, phí hồ sơ, phí hỗ trợ, hay lãi suất trước khi khoản vay được giải ngân. Đây là dấu hiệu thường thấy của các hình thức lừa đảo. Các tổ chức tài chính uy tín thường sẽ khấu trừ phí từ khoản vay hoặc chỉ thu phí sau khi giải ngân tiền vay.

Bảo mật thông tin cá nhân

Không chia sẻ thông tin như  số tài khoản ngân hàng, CMND/CCCD, mã OTP, mật khẩu hay hình ảnh cá nhân cho người lạ. Luôn cảnh giác với các đường link không rõ ràng hoặc yêu cầu truy cập app hay web lạ để đăng ký vay tiền.

Hy vọng thông qua bài viết giải đáp thắc mắc bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao được chúng tôi chia sẻ đã giúp bạn chủ động phòng ngừa và phản ứng nhanh chóng chính khi gặp tính huống này. 

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lấy lại tiền bị lừa đảo, liên hệ ngay Luatdaibang.net. Chúng tôi chuyên tư vấn pháp luật, hỗ trợ pháp lý trong các vụ việc liên quan đến lừa đảo, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tài chính qua mạng. Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm tại đây sẽ giúp bạn xử lý vụ việc chuyên nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp và hỗ trợ bạn trong suốt quá trình làm việc với cơ quan chức năng.