Luật Bóng Chuyền Chi Tiết Từ A-Z Có Thể Bạn Chưa Biết

Các luật bóng chuyền là điều không phải ai cũng nắm rõ dù là người chơi bộ môn này. Trên thực tế, môn thể thao này có một số quy định khá phức tạp mà mọi vận động viên đều cần tìm hiểu trước khi chơi. Luật Đại Bàng sẽ cung cấp đến bạn đọc những thông tin chi tiết về các quy định của môn bóng chuyền ở bài viết sau.

Đôi nét về bộ môn bóng chuyền

Bóng chuyền là môn thể thao cấp olympic trong đó có hai đội thi đấu được ngăn cách bởi một tấm lưới. Mỗi đội sẽ cố gắng ghi nhiều điểm nhất có thể bằng cách đưa quả bóng chạm phần sân đối phương đúng quy định.

Khi bắt đầu, luật bóng chuyền quy định vận động viên của một đội sẽ thực hiện phát bóng bằng tay từ đường biên ngang cuối sân sang phần sân đội bạn. Đội nhận bóng được phép chạm tối đa 3 lần trước khi đưa bóng trở lại sân bên kia. Điểm số sẽ thuộc về đội chạm bóng cuối cùng trước khi quả bóng chạm sân đối thủ. Nếu một đội không thể đưa bóng qua lưới, điểm cũng sẽ dành cho đội còn lại.

Bóng chuyền là môn thể thao có sức hút đặc biệt
Bóng chuyền là môn thể thao có sức hút đặc biệt

Luật bóng chuyền chi tiết cho người mới bắt đầu

Môn bóng chuyền bao gồm các quy định cụ thể và được áp dụng chung cho các giải đấu chuyên nghiệp sau:

Sân và bóng thi đấu

Sân thi đấu bóng chuyền có chiều dài tiêu chuẩn 18m và rộng 9m được chia thành hai nửa bằng nhau bởi một tấm lưới. Tấm lưới này rộng 1m, dài từ 9,5 đến 10m và mép trên cap 2,43m với nam và 2,24m với nữ.

Luật bóng chuyền quy định bóng thi đấu phải làm bằng chất liệu da hoặc da nhân tạo có khí nén bên trong. Bóng có chu vi từ 65 đến 67 cm, trọng lượng từ 260 đến 280g và áp lực bên trong từ 3 đến 3,25 N/cm².

Cách tiến hành chơi

Khi trận đấu bắt đầu, trọng tài sẽ tung đồng xu để tìm ra đội được giao bóng trước. Người giao bóng cần tung quả bóng lên và đánh nó vượt qua lưới vào phần sân đối phương. 

Nếu bóng chạm đất trong sân, luật bóng chuyền quy định đội giao bóng được điểm. Trong trường hợp quả bóng không chạm ai và tiếp xúc với phần sân bên ngoài, điểm sẽ giành cho đội còn lại.

Khi đối mặt với cú phát bóng hợp lệ, đội bên kia cần phối hợp với tối đa 3 lần chạm bóng để đưa nó trở lại sân đối phương. Khi ở trạng thái tấn công, người chơi có thể nhảy cao hết mức và dùng một tay đập bóng mạnh về phần sân đối thủ. Nếu phòng ngự, bạn cũng có thể nhảy lên và dùng cả hai tay chắn bóng.

Cách tính điểm

Ở các giải đấu chuyên nghiệp quốc tế, các đội sẽ đánh theo thể thức BO5 tức thắng 3/5 set để thắng trận đấu. Mỗi set đấu bao gồm 25 điểm trong đó đội thắng cần có cách biệt tối thiểu 2 điểm. Riêng set cuối cùng (set 5) chỉ cần đạt 15 điểm để giành chiến thắng (với điều kiện vẫn là cách tối thiểu 2 điểm).

Luật bóng chuyền bao gồm nhiều quy định đặc thù
Luật bóng chuyền bao gồm nhiều quy định đặc thù

Luật bóng chuyền với một số vị trí đặc thù trên sân

Môn thể thao hấp dẫn này có một số vị trí đặc thù với vai trò riêng biệt như sau:

Chuyền 2

Theo luật bóng chuyền, chuyền 2 là vị trí có nhiệm vụ điều phối tốc độ chơi và thường là người chạm bóng thứ 2 trong lượt tấn công. Những vận động viên ở vị trí này có trách nhiệm đưa bóng đến đúng tầm của các tay đập chính để ghi điểm. Những người chuyền 2 cần có sự nhanh nhẹn, kinh nghiệm và cảm quan không gian, chiến thuật tốt.

Libero

Libero được xem là chuyên gia phòng thủ và luật bóng chuyền quy định người chơi này sẽ mặc áo khác màu với các đồng đội. Libero thường không yêu cầu về chiều cao hay thể hình mà cần đến khả năng phản xạ và bắt bước 1 tốt. Người chơi vị trí này thường có nhiệm vụ đỡ các quả giao bóng hoặc cú đập với lực mạnh từ đối phương để tạo điều kiện cho đồng đội phản công.

Phụ công

Phụ công trong luật bóng chuyền có vai trò triển khai các pha tấn công nhanh ở gần vị trí chuyền 2. Những người chơi này cũng có thể tham gia vào nhiệm vụ phòng thủ, hỗ trợ libero. Một đội hình bóng chuyền thường bao gồm 2 phụ công.

Chủ công

Đúng với tên gọi, chủ công thường là tay đập chủ lực của đội và nhận hầu hết các đường chuyền từ tuyến 2. Người chơi ở vị trí chủ công cần có chiều cao tốt cũng như lực tay ấn tượng để gây sát thương lên đối thủ. Chủ công có xu hướng lấy đà từ ngoài biên để có lực đập tốt hơn.

Các vị trí trong bộ môn này có nhiệm vụ cụ thể
Các vị trí trong bộ môn này có nhiệm vụ cụ thể

Đối chuyền

Đối chuyền trong bóng chuyền có vai trò phòng thủ ở khu vực dưới lưới. Nhiệm vụ của những người chơi này là tạo ra hàng chắn vững chắc để ngăn chặn các cú đập từ chủ công của đối thủ. Đối chuyền cũng đóng vai trò như người chuyền 2 phụ, giúp tạo ra cơ hội cho chủ công của đội nhà.

Trên đây là toàn bộ các thông tin chi tiết về luật bóng chuyền được cung cấp đến bạn đọc. Nếu có nhu cầu sử dụng dịch vụ luật, thuế,… tại Luật Đại Bàng, hãy liên hệ tại website: luatdaibang.net để có được tư vấn pháp luật toàn diện bạn nhé.