Vốn điều lệ là gì? Việc chứng minh vốn điều lệ khi mở công ty có cần thiết không? Quy định về vốn điều lệ đối với công ty TNHH, công ty cổ phần,… ra sao? Thời hạn góp vốn như thế nào? Mọi câu hỏi sẽ được luatdaibang.net giải đáp ngay dưới đây các bạn nhé.
Giải thích vốn điều lệ là gì?
Đó là tổng giá trị tài sản do những thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hay cam kết góp khi thành lập công ty hợp danh, công ty TNHH. Là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập nên công ty cổ phần.
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể các loại tài sản được dùng để góp vốn vào doanh nghiệp, công ty. Tài sản góp vốn có thể là đồng Việt Nam, vàng, quyền sử dụng đất, ngoại tệ tự do chuyển đổi, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và tài sản khác có thể định giá được bằng Việt Nam đồng.
Trên thực tế, pháp luật Việt Nam không có quy định yêu cầu những doanh nghiệp hoàn toàn (100%) vốn Việt Nam phải chứng minh vốn điều lệ khi làm thủ tục đăng ký kinh doanh. Bên cạnh đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Cơ quan thuế cũng không kiểm tra tiến độ góp vốn của chủ doanh nghiệp. Nhưng doanh nghiệp vẫn phải góp đủ số vốn đã đăng ký trong thời hạn quy định, nếu phát sinh vấn đề hay xảy ra rủi ro thì vẫn phải chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ đã đăng ký.
Vốn điều lệ có ý nghĩa và vai trò ra sao?
Vốn điều lệ có vai trò cực kỳ quan trọng với doanh nghiệp như sau:
- Đây là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hoặc sở hữu cổ phần của thành viên, cổ đông trong công ty. Qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích, nghĩa vụ giữa những thành viên, cổ đông trong công ty. Thành viên, cổ đông chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Chỉ trừ một vài trường hợp quy định tại Luật Doanh nghiệp.
- Là cơ sở để xác định điều kiện kinh doanh với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhất định.
- Vốn điều lệ thể hiện sự cam kết trách nhiệm bằng tài sản của doanh nghiệp đối với đối tác, khách hàng. Vì thế vốn điều lệ càng cao, thì độ tin cậy của khách hàng, đối tác với doanh nghiệp sẽ càng lớn.
Phân biệt sự khác nhau của vốn pháp định và vốn điều lệ
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có, để thành lập nên doanh nghiệp và chỉ áp dụng cho một vài ngành nghề nhất định. Vốn này sẽ khác nhau tùy từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Ví dụ như: muốn thành lập Công ty đầu tư chứng khoán thì phải có số vốn tối thiểu là 50 tỷ VND.
Vốn điều lệ là tổng số vốn do thành viên hoặc cổ đông, chủ sở hữu đã góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào điều lệ của công ty.
So sánh:
- Điểm giống nhau: Chúng đều là số vốn do chủ sở hữu, thành viên hoặc cổ đông góp khi thành lập doanh nghiệp.
- Điểm khác nhau: Vốn pháp định phải thấp hơn hoặc bằng so với vốn điều lệ.
Vốn điều lệ của các loại hình công ty, doanh nghiệp
Dưới đây là vốn điều lệ của các loại hình công ty hiện nay:
Công ty TNHH 1 thành viên
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, vốn điều lệ của công ty TNHH MTV là tổng giá trị tài sản mà chủ sở hữu cam kết góp và ghi vào trong điều lệ công ty. Chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ cũng như nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ công ty.
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Vốn điều lệ của loại hình công ty này khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của thành viên cam kết góp và ghi vào trong điều lệ công ty.
Mọi thành viên cần chịu trách nhiệm về nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, trong phạm vi số vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp. Trừ trường hợp quy định ở khoản 4 điều 47 của Luật Doanh nghiệp 2020.
Công ty cổ phần
Căn cứ điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020: “Vốn điều lệ của công ty cổ phần (CTCP) là tổng mệnh giá cổ phần các loại đã bán. Vốn điều lệ CTCP khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng cộng mệnh giá các loại cổ phần đã được đăng ký mua và ghi ở điều lệ của công ty”.
Do đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký chính là vốn điều lệ mà cổ đông góp đủ vốn trong phạm vi thời hạn góp vốn. Loại vốn điều lệ này được chia thành nhiều phần bằng nhau. Cổ phần đã bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng các loại cổ phần đã được cổ đông đăng ký mua và thanh toán đầy đủ cho công ty.
Thế nào là thời hạn góp vốn điều lệ?
Chủ sở hữu, thành viên, cổ đông phải góp vốn vào công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 (chín mươi) ngày. Tính từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian nhập khẩu, vận chuyển tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Nếu không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định thì như sau:
- Công ty cổ phần cần phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng mệnh giá số cổ phần đã được thanh toán đủ. Trừ khi số cổ phần chưa thanh toán đã được bán hết trong thời hạn này, đồng thời phải đăng ký thay đổi cổ đông sáng lập. Cổ đông chưa thanh toán đủ hay chưa thanh toán số cổ phần đã đăng ký mua, sẽ phải chịu trách nhiệm tương ứng với tổng mệnh giá cổ phần đã đăng ký mua đối với nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh. Trong thời hạn trước ngày doanh nghiệp đăng ký việc điều chỉnh vốn điều lệ.
- Công ty TNHH MTV phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, tính từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Khi đó chủ sở hữu cần phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết, đối với các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong thời hạn trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo đúng như quy định.
- Công ty TNHH 02 thành viên trở lên sẽ phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ vốn góp của thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, tính từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định. Tất cả thành viên chưa góp vốn/chưa góp đủ số vốn đã cam kết sẽ phải chịu trách nhiệm với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với nghĩa vụ tài chính công ty. Phát sinh trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên.
Kết luận
Bài viết trên đã cung cấp những thông tin cơ bản về vốn điều lệ là gì. Nếu các bạn cần tư vấn luật doanh nghiệp, thuế, vốn điều lệ hoặc thông tin pháp lý khác, vui lòng liên hệ với luatdaibang.net để được chúng tôi tư vấn cụ thể nhé.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam