Thẩm Phán Là Gì? Nhiệm Vụ, Quyền Lợi Của Thẩm Phán Cụ Thể

Thẩm phán là một công việc ngoài đòi hỏi yêu cầu chuyên môn cao, có phẩm chất đạo đức, công bằng và minh bạch. Hiện nay, có nhiều người muốn trở thành một nhà thẩm phán tài năng nhưng vẫn chưa hiểu về nghề thẩm phán là gì? Vì vậy hãy cùng Luật Đại Bàng tìm hiểu công việc cụ thể cũng như nên học gì để trở thành thẩm phán trong bài viết dưới đây.

Thẩm phán là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, thẩm phán là người thực hiện nhiệm vụ xét xử chuyên nghiệp và là thành viên có kiến thức pháp lý chuyên sâu trong hội đồng xét xử. Đây là một chức danh thuộc hệ thống công chức nhà nước. Ở Việt Nam, thẩm phán thuộc đội ngũ thẩm phán trong hệ thống Tòa án nhân dân được tổ chức theo các cấp, bao gồm:

  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, trong đó có cả Thẩm phán của Tòa án quân sự trung ương – những người đồng thời đảm nhiệm vai trò Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
  • Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh, là những người làm việc tại Tòa án nhân dân tại các tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;
  • Thẩm phán Tòa án quân sự cấp quân khu, gồm Thẩm phán thuộc Tòa án quân sự quân khu và Tòa án quân sự khu vực.
Thẩm phán là người thực hiện nhiệm vụ xét xử
Thẩm phán là người thực hiện nhiệm vụ xét xử

Để trở thành thẩm phán cần những điều kiện gì?

Sau khi biết được thẩm phán là gì, bạn cần biết để trở thành một thẩm phán thực thụ cần chuẩn bị những gì. Để được bổ nhiệm vào vị trí là một thẩm phán, ứng viên cần phải đáp ứng một số yêu cầu bắt buộc, bao gồm các điều kiện chung áp dụng cho mọi ngạch thẩm phán cùng với các tiêu chuẩn riêng biệt cho từng cấp bậc thẩm phán.

Điều kiện chung

Trước tiên, để trở thành thẩm phán cần những yêu cầu chung bao gồm:

  • Về các đức tính và sức khỏe: Công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần kiên định trong việc bảo vệ công lý, liêm chính, minh bạch, sức khỏe tốt và bản lĩnh chính trị vững vàng.
  • Về trình độ chuyên môn: Phải có bằng cấp chuyên ngành luật, từng tham gia và có kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực pháp luật; hoàn thành khóa đào tạo nghiệp vụ xét xử các vụ án và có chứng chỉ phù hợp.
Điều kiện để trở thành thẩm phán khắt khe
Điều kiện để trở thành thẩm phán khắt khe

Tiêu chí riêng theo từng ngạch thẩm phán 

Ở mỗi cấp bậc thẩm phán có những tiêu chí riêng, cụ thể như sau:

  • Thẩm phán sơ cấp: Phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp luật, có năng lực xét xử tốt và vượt qua kỳ thi tuyển chọn thẩm phán sơ cấp.
  • Thẩm phán trung cấp: Cần tối đa khoảng 5 năm làm việc với vị trí thẩm phán sơ cấp và ít nhất 13 năm công tác trong ngành pháp luật. Ứng viên cũng phải thể hiện năng lực xét xử tốt và trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn ngạch thẩm phán trung cấp.
  • Thẩm phán cao cấp: Yêu cầu tối thiểu 5 năm đảm nhiệm vai trò thẩm phán trung cấp và tổng cộng ít nhất 18 năm công tác trong lĩnh vực pháp luật. Cần có năng lực xét xử những vụ án thuộc quyền hạn của Tòa án nhân dân các cấp và Tòa án quân sự trung ương, vượt qua kỳ thi tuyển chọn thẩm phán cao cấp.
  • Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao: Từng giữ nhiệm vụ là thẩm phán cao trong thời hạn ít nhất là 5 năm, có năng lực xét xử các vụ án thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao.

Công việc của thẩm phán là làm gì? 

Vậy thẩm phán là làm gì? Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 và Điều 2 của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Thẩm phán là một bộ phận thiết yếu trong cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân. Thẩm phán giữ vai trò trung tâm trong việc bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân và toàn thể nhân dân.

Thẩm phán đưa ra các đánh giá tính hợp pháp
Thẩm phán đưa ra các đánh giá tính hợp pháp

Dựa trên các quy định pháp luật, cùng với quá trình thu thập và xem xét chứng cứ, thẩm phán là người đảm nhiệm những vai trò then chốt trong việc xét xử các loại vụ án từ hình sự, dân sự, tới các lĩnh vực về hôn nhân và gia đình, nhằm đưa ra phán quyết công bằng, hợp lý, đúng người, đúng tội.

Trong quá trình xét xử, thẩm phán có quyền lực đưa ra các đánh giá tính hợp pháp từ sự kết hợp theo quyết định tố tụng do điều tra viên, luật sư thực hiện trong giai đoạn điều tra và truy tố. Từ đó có thể ra quyết định thay đổi, hay đình chỉ hoặc tạm đình chỉ việc xét xử, đồng thời thực hiện các quyền hạn khác được pháp luật quy định.

Ngoài việc xét xử, thẩm phán còn có trách nhiệm thu thập và xác minh chứng cứ, giải quyết vụ việc theo trình tự luật định và xử lý các hành vi vi phạm dân sự hành chính của cơ quan, tổ chức theo đúng quy định pháp luật. Trong quá trình xét xử, thẩm phán có nghĩa vụ xem xét, kiến nghị hủy bỏ những văn bản pháp luật trái với Hiến pháp và các nghị quyết của Quốc hội, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp.

Muốn làm thẩm phán nên học trường đại học nào?

Để trở thành thẩm phán, trước tiên bạn phải có bằng về ngành luật ở các trường đại học hiện nay. Dưới đây là một số trường đào tạo luật nổi tiếng về chất lượng giảng dạy, cũng như cơ sở vật chất ở khắp cả nước, bạn có thể tham khảo dưới đây như: 

Ở khu vực phía Bắc

Theo học ngành Luật tại Đại học Luật Hà Nội (HLU)

Đại học Luật Hà Nội là một cơ sở giáo dục công lập có uy tín tại Việt Nam. Trường được đánh giá là đơn vị đào tạo luật hàng đầu không chỉ ở khu vực miền Bắc mà còn trên phạm vi toàn quốc. Sinh viên theo học tại đây sẽ được trang bị kiến thức từ nền tảng đến chuyên sâu, gắn liền với thực tiễn nghề nghiệp.

Trường đào tạo nổi tiếng đào tạo nhiều thẩm phán tài năng
Trường đào tạo nổi tiếng đào tạo nhiều thẩm phán tài năng

Ngành Luật tại Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN)

 Khoa Luật thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo luật uy tín, được xem là đứng thứ hai ở miền Bắc sau Đại học Luật Hà Nội. Trường xét tuyển ngành Luật theo các tổ hợp khối như C00, A00, D01, D03, D78, với mức điểm chuẩn dao động từ 23 đến 27 điểm trong những năm gần đây.

Ở miền Trung

Ngành Luật tại Đại học Luật – Đại học Huế (HUL)

Đại học Luật – Đại học Huế là trường công lập, là cơ sở duy nhất tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên đào tạo chuyên sâu về Luật ở cả bậc đại học và học nâng cao ở cấp độ thạc sĩ và tiến sĩ. Với nhiều năm kinh nghiệm đào tạo trong ngành luật kèm theo chất lượng giảng dạy ổn định. Do đó tại trường hiện cung cấp đào tạo hai ngành đặc thù như: Luật học và Luật Kinh tế.

Ở miền Nam

Ngành Luật tại Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (ULAW)

Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh đã phát triển thành một trong những cơ sở đào tạo luật có chất lượng hàng đầu khu vực miền Nam. Bắt đầu từ năm học 2011-2012, trường mở rộng quy mô đào tạo với 7 chuyên ngành gồm: Luật Thương mại, Luật Dân sự, Luật Quốc tế, Luật Hình sự, Luật Hành chính, Quản trị – Luật.

Trường đào tạo ngành luật top đầu ở miền Nam
Trường đào tạo ngành luật top đầu ở miền Nam

Ngành Luật tại Đại học Kinh tế Và Luật (Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh)

Là một thành viên thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế – Luật (UEL) được thành lập vào năm 2000, dựa trên nền tảng của Khoa Kinh tế. Trường hiện có 8 khoa đào tạo, trong đó nổi bật là hai khoa chuyên sâu về lĩnh vực pháp luật: Khoa Luật và Khoa Luật Kinh tế.

Ngành Luật tại Đại học Vinh

Khoa Luật – Đại học Vinh được thành lập năm 2009 theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trực thuộc Trường Đại học Vinh. Mặc dù còn non trẻ, nhưng sau hơn 7 năm hình thành và phát triển, khoa đã từng bước khẳng định vị thế trong hệ thống đào tạo luật ở Việt Nam. Đây là môi trường học tập đầy năng động, phù hợp với thế hệ học sinh hiện đại và năng động.

Truy cập webiste Luật Đại Bàng để giải đáp các thắc mắc
Truy cập webiste Luật Đại Bàng để giải đáp các thắc mắc

Thông qua bài chia sẻ trên của Luật Đại Bàng, đã phần nào trả lời cho câu hỏi “Thẩm phán là gì?”. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào về công việc này, hoặc muốn tư vấn pháp luật, hãy liên hệ với chúng tôi thông qua website của Luật Đại Bàng. Chúng tôi tự hào là đơn vị uy tín, nơi có nhiều luật sư giỏi, môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ khách hàng toàn cầu nhanh và chất lượng.