Bất Khả Kháng Là Gì? Hợp Đồng Kinh Doanh Nên Ghi Thế Nào?

Bất khả kháng là gì? Trong các hợp đồng kinh doanh thì các điều khoản liên quan đến những sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến quyền lợi hai bên sẽ nên ghi như thế nào? Đó là vấn đề quan trọng mà các bên chuẩn bị ký kết hợp đồng kinh doanh cần nắm rõ. 

Khái niệm bất khả kháng

Bất khả kháng là sự kiện diễn ra bất ngờ, không lường trước được
Bất khả kháng là sự kiện diễn ra bất ngờ, không lường trước được

Trong các hoạt động kinh doanh, mọi doanh nghiệp đều có thể đối mặt với các sự kiện bất khả kháng. Đó là những sự kiện không có kế hoạch hay được biết trước. Chúng diễn ra bất ngờ, không khắc phục hậu quả được theo hướng khách quan (mặc dù các bên đã thực hiện các biện pháp tốt nhất trong khả năng và điều kiện cho phép). Cụ thể, những sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh, mua bán như chiến tranh, lũ lụt, núi lửa hoạt động, động đất…

Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định rõ về khái niệm bất khả kháng  nhằm đảm bảo các quyền lợi, nghĩa vụ của các bên. Theo đó, Điều 156 trong Bộ luật dân sự 2015 có quy định: Sự kiện bất khả kháng là những sự kiện đã xảy ra khách quan, không thể lường trước, không thể khắc phục dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép. Những trở ngại khách quan là trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động vào, khiến người có quyền và nghĩa vụ dân sự không biết được việc quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm hoặc không được thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.

3 yếu tố hình thành sự kiện bất khả kháng là gì?

Pháp luật xác định sự kiện, vấn đề đó là bất khả kháng thì cần dựa vào 3 yếu tố cấu thành. 3 yếu tố này là 3 tính chất đặc biệt của mỗi sự kiện, vấn đề và phải xuất hiện cùng lúc mới được xem là bất khả kháng. Mức độ ảnh hưởng lớn, đủ sức để tác động đến hợp đồng. Các bên khi phát hiện sự kiện bất khả kháng thì cần thông báo cho nhau.

Tính khách quan

Sự kiện khách quan diễn ra không do các bên chủ ý gây ra
Sự kiện khách quan diễn ra không do các bên chủ ý gây ra

Yếu tố này khiến sự kiện, vấn đề diễn ra một cách ngoài ý muốn, không do các bên tham gia hợp đồng tác động hay cố ý gây ra. Những bên chịu trách nhiệm thì cần chứng minh được tính khách quan của việc bất khả kháng này. Ví dụ như cung cấp được các thông tin thiên tai (lũ lụt, hạn hán, bão, động đất…), dịch bệnh (Covid 19, dịch cúm…), chiến tranh (khủng bố, bạo động…)…

Tính bất khả lường

Nếu tính khách quan là điều ngoài ý muốn xảy ra thì tính bất khả lường là điều mà chúng ta không lường trước được trong chính thời điểm ký hoặc thực hiện hợp đồng. Cụ thể là khi ký hay đang thực hiện hợp động kinh doanh mà có một sự kiện bất ngờ xảy ra không dự đoán được thời điểm, sức ảnh hưởng của chúng. Các trường hợp có thể kể đến như động đất bất ngờ, đại dịch bùng phát, chính phủ ban hành các điều luật mới…

Tính bất khả kháng

Những sự kiện khả kháng khó loại bỏ hay giảm thiểu hậu quả
Những sự kiện khả kháng khó loại bỏ hay giảm thiểu hậu quả

Bất khả kháng là gì? Đương nhiên phải kể đến tính bất khả kháng của của các bên khi chịu tác động của sự kiện hay vấn đề nào đó. Phía doanh nghiệp, cá nhân đã dùng mọi biện pháp cần thiết nằm trong khả năng nhưng không thể ngăn chặn chúng diễn ra, không loại bỏ hay giảm thiểu được hậu quả do sự kiện, vấn đề đó gây ra. Trường hợp cụ thể như lũ lụt bất ngờ không thể ngăn chặn, dịch bệnh nguy hiểm lây truyền chưa có thuốc chữa…

Trên hợp đồng kinh doanh nên ghi điều khoản bất khả kháng thế nào?

Mọi hợp đồng kinh doanh đều có điều khoản về bất khả kháng
Mọi hợp đồng kinh doanh đều có điều khoản về bất khả kháng

Khi đã hiểu rõ về khái niệm bất khả kháng, chắc chắn mọi người đã thấy được tầm quan trọng của các điều khoản liên quan đến bất khả kháng trong hợp đồng. Để hạn chế tối đa những tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng có xuất hiện vấn đề, sự kiện bất khả kháng thì các bên cần xây dựng điều khoản cụ thể theo các hình thức dưới đây.

  • Phương pháp trừu tượng hóa: Những bên tham gia hợp đồng sẽ đưa ra các định nghĩa về bất khả kháng có tính khái quát cao, hạn chế bỏ sót những trường hợp bất ngờ xảy ra.
  • Phương pháp liệt kê: Trong hợp đồng sẽ liệt kê hàng hoạt sự kiện, vấn đề được cho là bất khả kháng, trực tiếp ảnh hưởng kéo dài thời gian thực hiện hợp đồng hay liên quan đến việc miễn trách nhiệm. 
  • Phương pháp tổng hợp: Cách này kết hợp hai phương pháp nêu trên, vừa nêu định nghĩa vừa liệt kê rõ các sự kiện bất khả kháng. 

Lời kết

Khái niệm bất khả kháng là gì luôn được mọi doanh nghiệp quan tâm và cập nhật trong các loại hợp đồng, các hình thức hợp tác quan trọng. Tuy nhiên, việc đưa ra các sự kiện bất khả kháng chi tiết, xác định nghĩa vụ các bên khi có vấn đề bất khả kháng, các quy định về hình thức thông báo, cách giải quyết tranh chấp liên quan thì yêu cầu chi tiết theo từng điều khoản được ghi trong hợp đồng. 

Luật dân sự bao phủ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, từ giao dịch hằng ngày đến các tranh chấp phức tạp. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Đại Bàng sẽ giúp bạn giải quyết mọi vấn đề nhanh chóng và hiệu quả.