Mức xử phạt khi nộp chậm báo cáo tài chính là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. Vì nhiều lý do mà đôi khi các doanh nghiệp không thể nộp báo cáo tài chính theo đúng thời hạn của pháp luật đưa ra. Hãy cùng Luật Đại Bàng theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề liên quan đến nộp chậm BCTC nhé!
Những thông tin về báo cáo tài chính bạn cần biết
Theo khoản 1, điều 3 của luật kế toán 88/2015/QH13, báo cáo tài chính (BCTC) được hiểu là hệ thống thông tin về kinh tế tài chính của đơn vị kế toán, được trình bày theo biểu mẫu quy định chi tiết tại chuẩn mực và chế độ kế toán.
BCTC cung cấp thông tin về tình hình tài chính, các luồng tiền và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Theo pháp luật, mọi doanh nghiệp trực thuộc ngành, thành phần kinh tế đều cần lập và trình bày BCTC năm.
Với các tổng công ty có đơn vị trực thuộc, doanh nghiệp cần nộp BCTC hợp nhất vào cuối kỳ kế toán năm. Các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán, doanh nghiệp trực thuộc nhà nước cần lập thêm BCTC giữa niên độ bên cạnh BCTC năm.
Thời hạn thực hiện nộp báo cáo tài chính của các doanh nghiệp
Căn cứ theo điều 109 của thông tư 200/2014/TT-BTC, thời hạn nộp BCTC của các doanh nghiệp được quy định như sau:
Doanh nghiệp nhà nước
Thời hạn nộp BCTC quý:
- Các đơn vị cần nộp BCTC quý chậm nhất 20 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán quý. Các tổng công ty nhà nước, công ty mẹ nộp chậm nhất trong thời gian 45 ngày.
- Đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp thực hiện nộp BCTC quý cho tổng công ty, công ty mẹ theo thời do tổng công ty, công ty mẹ quy định.
Thời hạn nộp BCTC năm:
- Đơn vị kế toán phải nộp BCTC năm chậm nhất 30 ngày kể từ thời điểm kỳ kế toán năm kết thúc. Đối với tổng công ty nhà nước, công ty mẹ nộp chậm báo cáo tài chính nhất là 90 ngày.
- Đơn vị kế toán trực thuộc tổng công ty nhà nước, trực thuộc doanh nghiệp thực hiện nộp BCTC năm cho tổng công ty, công ty mẹ theo thời do tổng công ty và công ty mẹ quy định.
Các doanh nghiệp khác
Đơn vị kế toán là các công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân cần nộp BCTC năm chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày kỳ kế toán năm kết thúc. Đối với các doanh nghiệp kế toán khác, thời hạn nộp BCTC năm chậm nhất là 90 ngày. Các đơn vị kế toán trực thuộc nộp BCTC năm theo thời hạn quy định của đơn vị kế toán cấp trên.
Nơi thực hiện nộp BCTC
Theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp cần nộp BCTC thông qua những cơ quan có thẩm quyền sau:
- Cơ quan thuế
- Doanh nghiệp cấp trên
- Cơ quan thống kê
- Cơ quan tài chính đối với các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
- Ủy ban chứng khoán đối với các doanh nghiệp có tham gia vào thị trường chứng khoán.
Các mức xử phạt khi nộp chậm báo cáo tài chính
Căn cứ theo điều 10, 11, 12 của Nghị định 41/2018/NĐ-CP, mức xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán độc lập như sau:
Phạt từ 5 đến 10 triệu đồng với hành vi nộp BCTC chậm khi:
- Nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm dưới 3 tháng so với quy định của pháp luật.
- Công khai BCTC chậm dưới 3 tháng so với quy định.
Nộp phạt từ 10 đến 20 triệu đồng khi rơi vào các trường hợp:
- BCTC công khai không có đầy đủ nội dung theo quy định.
- Nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng không đính kèm báo cáo kiểm toán đối với các doanh nghiệp mà pháp luật quy định cần phải thực hiện kiểm toán BCTC.
- Nộp BCTC cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm từ 3 tháng trở lên so với quy định.
- Công khai BCTC nhưng không kèm báo cáo kiểm toán đối với các trường hợp pháp luật yêu cầu.
- Công khai BCTC chậm từ 3 tháng trở lên so với quy định.
Mức xử phạt từ 20 đến 30 triệu đồng nếu rơi vào các trường hợp:
- Các số liệu và thông tin trên báo cáo tài chính không đúng với sự thật.
- Các báo cáo tài chính công bố có số liệu không đồng nhất ở trong 1 kỳ kế toán.
Xử phạt từ 40 đến 50 triệu đồng khi:
- Không thực hiện nộp BCTC cho các cơ quan có thẩm quyền.
- Báo cáo tài chính không được công khai theo quy định.
Để hiểu rõ hơn về quy định trong báo cáo tài chính, hoặc các vấn đề pháp luật khác, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Luật Đại Bàng. Chúng tôi tự hào là một trong những công ty luật hàng đầu chuyên về tư vấn luật hình sự và giải quyết các vấn đề pháp lý. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Đại Bàng cam kết mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ toàn diện và chuyên nghiệp nhất.
Trên đây là thông tin giải đáp cho việc nộp chậm báo cáo tài chính bị xử phạt như thế nào mà chúng tôi muốn chia sẻ. Các doanh nghiệp cần nắm được thời gian nộp báo cáo đúng hạn để không rơi vào các trường hợp bị xử phạt như trên. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn luật, Luật Đại Bàng chắc chắn sẽ là nơi hỗ trợ khách hàng tốt nhất. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi nếu có vấn đề cần xử lý để tránh bị nộp phạt BCTC một cách lãng phí.
Hoàng Văn Minh nổi tiếng với phong cách làm việc chuyên nghiệp, tận tâm, và luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Với phương châm “Công lý và sự minh bạch” ông Minh không chỉ là một luật sư giỏi mà còn là một người bạn đồng hành đáng tin cậy trong hành trình bảo vệ quyền lợi pháp lý của mỗi người. Trang web Luật Đại Bàng do ông điều hành đã trở thành một địa chỉ tin cậy cho nhiều người tìm kiếm sự trợ giúp và tư vấn pháp lý. Hoàng Văn Minh cam kết tiếp tục đồng hành và hỗ trợ cộng đồng bằng kiến thức và sự hiểu biết của mình, góp phần xây dựng một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Thông tin liên hệ:
- Website: https://luatdaibang.net
- Email: ceohoangvanminh@gmail.com
- Địa chỉ: 292 Đ. Nguyễn Xí, Phường 13, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh, Việt Nam